Hệ thống Luật Thịnh Trí trả lời: Những tranh chấp giải quyết thông qua trọng tài là tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại; tranh chấp giữa các bên mà pháp luật được giải quyết bằng trọng tài.
Quy trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài: Khi đã có đủ các điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng TTTM như có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực… thì các bên thực hiện các bước theo trình tự tố tụng trọng tài. Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo. Bước 2: Bị đơn nộp bản tự bảo vệ (theo điều 35 Luật TTTM 2010). Bước 3: Thành lập hội đồng trọng tài. Bước 4: Hòa giải (theo điều 58 Luật TTTM 2010). Bước 5: Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp (theo điều 55 Luật TTTM 2010). Bước 6: Hội đồng trọng tài ra phán quyết.
Trong những năm qua, số vụ tranh chấp thương mại được giải quyết bằng trọng tài đã được phát triển, đội ngũ trọng tài viên cũng không ngừng được mở rộng. Tuy nhiên, bức tranh về TTTM tại Việt Nam vẫn chưa thật sự khởi sắc khi phương thức này chỉ giải quyết số lượng rất nhỏ trong tổng số tranh chấp thương mại.
Đầu tiên phải nói là do thói quen, tập quán của thương nhân Việt Nam còn tin tưởng tòa án hơn trọng tài. Bên cạnh đó, cũng do những quy định của pháp luật hiện hành còn nhiều thiếu sót, chồng chéo, chưa rõ ràng, cụ thể. Luật TTTM năm 2010 mặc dù đáp ứng phần nào yêu cầu thực tế song sau một thời gian đi vào hoạt động đã bộc lộ nhiều thiếu sót, bất hợp lý. Hơn nữa, trình độ trọng tài viên ở Việt Nam đều là những người kiêm nhiệm trong lĩnh vực thương mại. Cho nên, một số trọng tài viên còn chưa chuyên nghiệp. Trong khi đó, các tranh chấp thương mại ngày càng phức tạp, nhất là tranh chấp có yếu tố nước ngoài.
Bình luận (0)