xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Về chỉ đạo yêu cầu Vedan... hỗ trợ: Phải bồi thường chứ sao lại “hỗ trợ”!

Theo PHAN ĐĂNG THANH (Pháp luật TPHCM)

Trong quá trình giải quyết tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường nước do Công ty Vedan xả chất thải, có một nội dung tranh cãi pháp lý khá quyết liệt là Vedan “hỗ trợ” hay “bồi thường”.

img
Dòng nước ô nhiễm từ nước thải ở khu vực đồng Cây Gõ. Ảnh: V.SỰ

Từ công luận báo chí, dư luận xã hội đến các buổi làm việc giữa đại diện các cấp, các ngành và hai bên tranh chấp đều thể hiện việc này ngay từ đầu. Đến nỗi Thủ tướng đã ra văn bản yêu cầu các cơ quan thẩm quyền cấp dưới sớm giải quyết dứt khoát việc bồi thường theo yêu cầu của nhân dân một cách có lý, có tình, theo quy định của pháp luật. Nhưng vừa qua Tổng cục Môi trường, một cơ quan thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, lại ra công văn chính thức đôn đốc UBND ba địa phương “yêu cầu Vedan hỗ trợ nông dân bị thiệt hại”. Như vậy, công văn này chưa phù hợp với chỉ thị của Thủ tướng.

Bồi thường hay hỗ trợ? Việc này cần phải được làm rõ vì nó vốn là sự kiện điển hình cho nhiều loại hành vi trái pháp luật khác nhau. Nếu ta giải quyết xuê xoa trong trường hợp này sẽ dẫn đến hành vi bất chấp pháp luật, tạo sự bất công, thiếu thống nhất trong muôn ngàn vụ khác.

Làm trái pháp luật thì phải bồi thường!

Bộ luật Dân sự (BLDS) đã quy định nguyên tắc: “Người nào do lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm (...) sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó” (Điều 604); “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi” (Điều 624).

Về mặt pháp luật, chữ “bồi thường” dùng để chỉ nghĩa vụ của người làm hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác phải đền trả lại giá trị tổn thất cho người bị thiệt hại - nạn nhân của hành vi trái pháp luật do mình làm ra. Nguyên tắc bồi thường là phải bồi thường toàn bộ và kịp thời. Sắp tới đây, nhà nước ta sẽ ban hành Luật Bồi thường nhà nước là thể hiện theo quan điểm, tinh thần đó nhằm để xử lý đúng mức trách nhiệm của cán bộ, cơ quan trong khi thi hành công vụ mà có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho dân.

Không thể “hỗ trợ”

Lâu nay trong thực tế do pháp luật chưa đầy đủ, đã có rất nhiều trường hợp lẽ ra phải bồi thường thì người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác vẫn quen có thái độ “lấp liếm” bằng cách dùng từ “hỗ trợ”. Đó là kiểu cư xử của các cơ quan, công chức các ngành dịch vụ công cộng như điện, nước, nhà đất, quản lý đường sá, cầu cống, công viên cây xanh... do thiếu trách nhiệm đã để gây ra tai nạn cho công dân (như để xảy ra hiện tượng điện giật chết người; sụp lỗ cống gây hư hỏng tài sản, thương tật, tử vong; để cây xanh ngoài đường gãy đổ gây tai nạn cho người đi đường...). Rồi họ xuất công quỹ ra một số tiền tùy hỷ để gọi là “hỗ trợ” và tự coi đó như thể hiện cao độ lòng nhân từ trong cách “đối nhân xử thế” mà không thấy trách nhiệm pháp lý đâu cả!

Trường hợp Vedan cũng tương tự như muôn ngàn sự việc như vậy thôi.

Cứ theo nguyên tắc mà nói thì chỉ có thể tạm dùng khái niệm “đền bù”, “hỗ trợ” khi nào hành vi “lỡ” gây ra thiệt hại không phải là hành vi trái pháp luật. Hỗ trợ được hiểu là sự an ủi, chia sẻ với người bị thiệt hại mà sự thiệt hại đó xảy ra bắt nguồn từ hành vi hợp pháp. Trong “hỗ trợ”, nghĩa vụ “phục hồi nguyên trạng” không được đặt ra, tức là không có quyền đòi hỏi sòng phẳng ngang giá và kịp thời. Hỗ trợ không mang bản chất bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, không căn cứ vào yếu tố lỗi mà chỉ dựa vào từ tâm, nhân đạo, cùng nhau chia sẻ khó khăn khi có người gặp nguy nan!

Dù trong giai đoạn hai bên còn thương lượng, hòa giải cũng là để dung hòa mức bồi thường chứ không phải hòa giải để được hỗ trợ, khi nào xin hỗ trợ không xong mới được đòi bồi thường.

Nói như người xưa thì “danh bất chính thì ngôn bất thuận” mà “ngôn bất thuận thì sự bất thành”. Khi chưa có nhận thức pháp lý đúng đắn để xác định sự việc chính xác thì khó mà giải quyết tranh chấp một cách đúng pháp luật, đem lại sự công bằng trong xã hội.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo