Căn cứ lời khai của 92 nhân viên massage tại Cơ quan CSĐT Công an TPHCM cũng như tại phiên tòa sơ thẩm, có thể khẳng định số người bị bắt giữ trái pháp luật ở cơ sở Tân Hoàng Phát không phải là 1 như Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM đã nhận định.
Bị canh giữ 24/24 giờ
Vì không chịu nổi cảnh bị giam lỏng, một số nhân viên massage đã bỏ trốn bằng những cách khác nhau như trèo lên sân thượng của cơ sở Tân Hoàng Phát, giả bệnh để được đưa đi bệnh viện... Nhiều trường hợp bỏ trốn đã bị Trí cùng đồng bọn bắt lại và đánh đập. Có người trốn về quê cũng bị Trí cho tay chân bắt về.
Như vậy, việc Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM nhận định chỉ có 1 người bị bắt giữ trái pháp luật rất khó thuyết phục được dư luận.
Công khai cưỡng đoạt tiền
Bên cạnh việc khống chế các nhân viên massage, Trí còn buộc những ai vi phạm kỷ luật (do Trí và đồng bọn đề ra) và muốn nghỉ việc phải nộp một khoản tiền. Theo đó, nếu làm việc dưới 6 tháng mà xin nghỉ thì phải bồi thường 24 triệu đồng, còn muốn nghỉ việc hoặc về phép thì nộp tiền thế chân 15 triệu đồng…
Ngoài ra, do không được phép ra ngoài nên các nhân viên massage buộc phải mua vật dụng cá nhân do gia đình Yến bán với giá cao gấp 3-4 lần bên ngoài. “Có nhiều loại luật do họ quy định như sinh nhật của ông Trí, chúng tôi phải góp một người từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng” - chị L.T.M.N khai.
Bán đất, vay nợ chuộc con Trong số 29 người đến tố cáo sau khi sự việc Công ty Tân Hoàng Phát vi phạm pháp luật bị phát hiện, chỉ có cơ sở kết luận 9 người bị cưỡng đoạt tài sản (do có biên bản xử phạt được công an phát hiện tại cơ sở Tân Hoàng Phát hoặc các bị can thừa nhận có nhận tiền). Vì vậy, 20 người còn lại đành phải chịu mất trắng số tiền bỏ ra để chuộc thân dù không ít gia đình trong số họ phải bán toàn bộ ruộng đất và vay nợ với lãi suất cao như gia đình bà T.T.K.H (mẹ của chị V.T.K.N), bà Đ.T.T.N (mẹ của chị Đ.T.T.T), bà T.T.K.E (mẹ của hai chị em H.C.N, H.C.V)… |
Bình luận (0)