* Phóng viên: Ông có suy nghĩ gì về vụ án Lê Bá Mai?
- Ông Trần Văn Sinh: Tất cả đã thể hiện trên hồ sơ. Trước kia, tôi theo sự chỉ đạo của trưởng công an xã đi thu thập tin từ Thị Hằng (nhân chứng khai nhìn thấy Lê Bá Mai chở Thị Út - PV). Tôi không đủ thẩm quyền hay tư cách để lập biên bản hiện trường đầu tiên.
* Vậy ai lập biên bản hiện trường đầu tiên?
- Điều tra viên tên Phước (tức ông Nguyễn Thanh Phước - PV). Sau đó, Phước chuyển lên công an tỉnh, giao lại cho điều tra viên Huấn (tức ông Nguyễn Hữu Huấn - PV). Tôi chỉ đến bảo vệ hiện trường, nghe nguồn tin từ dân báo và để công an tỉnh với huyện làm.
* Hôm đó, ông là người đến hiện trường đầu tiên?
- Hôm đó, người dân đi kiếm và thấy xác Thị Út, người ta báo xong thì trên xã xuống trước. Xe tôi bị hư nên khi mượn xe chạy vào thì đã thấy người dân đang đánh Mai. Tôi can ngăn rồi đưa Mai về nhà tắm rửa, ăn cơm và tới xã.
* Công an có đánh Mai không?
- Không. Lúc đó chưa biết ất giáp gì, tôi đưa Mai tới xã lánh nạn vì sợ dân địa phương đánh.
* Theo cảm nhận của ông, Lê Bá Mai bị oan không?
- Vụ án này khi xử lưu động lần đầu tiên, nó (Lê Bá Mai) đã nhận tội hết rồi. Nó tưởng đơn giản nên xin đền gia đình ông Điểu Cẩn 10 triệu đồng, còn gia đình Điểu Cẩn (cha của Thị Út) cũng chẳng làm đơn kêu ca gì. Sau này, ông Dũng (thẩm phán Hoàng Thanh Dũng, TAND tỉnh Bình Phước - PV) tự nhiên tuyên trắng án cho Lê Bá Mai thì do bên các ông ấy thôi.
* Có dư luận cho rằng ông đòi ông Dương Bá Tuân (chủ trang trại, nơi thuê Lê Bá Mai làm) 20 triệu đồng?
- Không có. Người nhà nạn nhân thì không phải, cũng không phải trưởng hay phó công an xã, tôi chỉ là công an viên thì đủ tư cách gì mà đòi.
* Dư luận cũng cho rằng ông có mâu thuẫn với ông Tuân trong việc tranh chấp đất?
- Chẳng qua người ta suy đoán, kéo vụ việc thành phức tạp thôi. Tôi không thù hằn gì với Mai hay ông Tuân. Đất Nhà nước giao cho ai thì giao, tôi chẳng qua cũng mua lại của người ta chứ có phải chiếm của ông Tuân đâu mà bảo là tranh giành. Còn Mai vào làm thuê, làm mướn, nó bồng bột gì thì đã nhận rồi. Tôi cũng động viên gia đình ông Điểu Cẩn. Nói thật, hoàn cảnh gia đình ông Điểu Cẩn rất tội nghiệp. Năm 1996, có 3 thằng con trai đi chăn bò thì đạp phải bom đạn còn sót lại từ thời chiến tranh khiến 2 đứa chết, 1 đứa bị mù. Nay lại thêm 1 đứa này (tức Thị Út - PV) bị chết như vậy nữa... Điểu Cẩn bảo thôi giờ bắn Mai chết thì con ông cũng chẳng sống lại được.
* Nếu phiên tòa ngày 20-5 tuyên Lê Bá Mai vô tội, ông nghĩ sao?
Ông Dương Bá Tuân nói như vậy và cho biết có một nghi can ở địa phương nhưng hiện người này đã chết.
Trao đổi với chúng tôi vào chiều 19-5, ông Dương Bá Tuân cho biết giữa ông và ông Trần Văn Sinh có mâu thuẫn từ việc tranh chấp đất. Ông Sinh có 2 miếng đất nằm trong phạm vi đất của ông Tuân nhưng đến nay vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do ông Tuân tranh chấp gay gắt vì là đất lấn chiếm. Ông Điểu Ky (cha của Thị Hằng) cũng tranh chấp đất với ông Tuân và chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì ông Tuân có đơn đề nghị ngăn chặn.
Ngoài ra, năm 2003, Lê Bá Mai đi xịt thuốc diệt cỏ trên lô đất của ông Tuân và bị công an viên bắt lập biên bản. Ông Tuân làm đơn tố cáo và ông Sinh đã bị kỷ luật vì việc làm sai trái.
Về số tiền 20 triệu đồng, ông Tuân cho biết trong buổi trưa bắt Lê Bá Mai (16-11-2004), ông Sinh tới nhà anh Dương Bá Phong (cháu ông Tuân) nói anh Phong “điện thoại cho ông Tuân đem 20 triệu đồng đền cho người ta vì Mai phạm tội giết người” nhưng ông Tuân không đồng ý. Ông Sinh cũng là người bắt Mai và là người đầu tiên lập biên bản lấy lời khai của Thị Hằng vào ngày 15-11-2004.
“Nếu ngay từ đầu làm đúng, thận trọng từng chút một thì vụ án này đã xong lâu rồi bởi tại hiện trường, cơ quan điều tra thu thập được dép da, quẹt gas màu đỏ, 3 cọng tóc dài của hung thủ, củ đậu, quần áo nạn nhân... Vật chứng thu giữ sao không lấy dấu vân tay hay giám định ADN cọng tóc? Hơn nữa, tôi được biết Phòng Khoa học hình sự Bộ Công an công bố không có tinh trùng trong âm đạo và trên quần áo nạn nhân. Hiếp dâm sao không có tinh dịch được? Chưa nói đến việc Mai không có dép da, không hút thuốc, không có bình nước đá màu đỏ ở trang trại của tôi... Vậy mà khi đưa vào kho vật chứng lại đến trang trại lấy dép, quần áo của Mai. Không có bình nước đá màu đỏ thì đến nhà Phong mượn nhưng Phong không cho vì chỉ có một chiếc bình đó để bán nước giải khát, sau này không biết lấy ở đâu chiếc bình nước đá màu đỏ rồi ghi thêm vào. VKSND Tối cao khi đi điều tra lại đã xác minh người bàn giao vật chứng không giao bình nước đá màu đỏ...
Tôi rất muốn vụ án được làm sáng tỏ. Nếu Mai vô tội mà vẫn chưa tìm ra hung thủ thì vong linh nạn nhân và gia đình nạn nhân nào có yên được? Sau khi vụ án xảy ra, người dân có cung cấp thông tin về một nghi can ở địa phương, hành nghề bùa ngãi. Người này bị bắt gặp thường xuyên đi vào nơi phát hiện xác nạn nhân, đặc biệt là đêm trước của ngày phát hiện thi thể. Gia đình Mai có làm đơn tố cáo lên công an nhưng họ nói ở địa phương không có người này. Bây giờ người đó cũng đã chết rồi... Phải chi lúc đó cơ quan công an không bị cuốn hút, chăm chăm vào việc Lê Bá Mai có tội để xem xét, công tâm điều tra...” - ông Tuân nói.
Bình luận (0)