Ông Tạ Quang Tòng - Ảnh: Tấn Thi
- Thưa luật sư, dù có hai lần gửi thư mời nhân chứng đến làm việc nhưng các nhân chứng không đến và rốt cuộc là Viện kiểm sát không gặp các nhân chứng. Theo ông điều này hợp lý chưa, viện đã làm hết trách nhiệm của mình?
- Nói gì thì nói, những người biết sự việc như các chị Giang Thị Bích Điệp, Nguyễn Thị Thanh Trâm và Vũ Thị Huê khi nhận được giấy triệu tập của các cơ quan tố tụng thì họ phải đến và khai đúng những gì mình biết, đó là trách nhiệm công dân.
Nếu nhân chứng có thái độ không hợp tác hoặc do sợ nguy hiểm mà không đến, viện có quyền áp giải họ về trụ sở để lấy lời khai.
Nhưng thực tế là Viện kiểm sát chưa bao giờ phải áp giải ai để lấy lời khai.
Đúng ra, nếu có lý do nào đó các chị Điệp và Trâm phải có đơn trình bày với viện. Thông thường các cơ quan tố tụng có quyền triệu tập những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến trụ sở làm việc, không mấy khi họ đến nhà của những người này để làm việc.
Tuy nhiên, nếu có một sự việc đặc biệt nào đó đương sự không đến được thì việc đến tận nhà họ lấy lời khai cũng không trái pháp luật.
Vì lý do gì mà viện đã không tiến hành hết những biện pháp này thì tôi không biết, nhưng theo quy định của pháp luật là các cơ quan tố tụng có quyền tiến hành mọi việc không trái luật để thu thập lời khai, chứng cứ nhằm làm sáng tỏ vụ án.
- Ông Nguyễn Hồng Nam, phó viện trưởng Viện KSND TP Buôn Ma Thuột, cho biết do không gặp được nhân chứng nên viện nghiên cứu qua hồ sơ của công an. Liệu cách làm “án tại hồ sơ” như thế có thật sự chính xác?
- Viện kiểm sát có quyền làm việc đó vì các chứng cứ họ đưa ra đã được thẩm định tại hiện trường bằng một buổi thực nghiệm, có đại diện của Viện kiểm sát tham dự. Tại buổi thực nghiệm này người ta kết luận rằng lời khai của các nhân chứng mâu thuẫn với nhau nên không có giá trị pháp lý.
Khi có sự bất nhất trong các lời khai thì Viện kiểm sát có quyền thẩm định lại các chứng cứ đó để tìm ra sự thật của sự việc.
- Nếu các nhân chứng không đồng ý với kết luận của Viện KSND TP Buôn Ma Thuột thì họ phải làm gì, thưa luật sư?
- Hiện nay chỉ có người nhà nạn nhân là anh Nguyễn Văn Khôi không đồng ý thôi, những người biết sự việc chưa thấy thể hiện gì, họ chỉ nói với báo chí và có các bản viết tay lời khai cho anh Khôi.
Nếu có trách nhiệm và không đồng ý với quyết định này, họ cần làm đơn lên nơi ban hành quyết định hoặc Viện KSND tỉnh Đắk Lắk để trình bày lý do tại sao không đến làm việc. Đồng thời trong đơn phải ghi đầy đủ những gì mình chứng kiến và yêu cầu các cơ quan này xem xét lại.
Ông Nguyễn Hồng Nam (phó viện trưởng Viện KSND TP Buôn Ma Thuột): Dựa vào hồ sơ công an đủ để kết luận Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hồng Nam cho biết: |
Luật sư Trương Xuân Tám (phó chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu): Kết luận của Viện kiểm sát chưa đầy đủ VKS không chỉ xem xét lại quyết định vụ án trên cơ sở những tài liệu, chứng cứ của cơ quan điều tra mà còn phải trực tiếp tiến hành điều tra, vì vụ án này có nhiều chứng cứ cần phải được xác định rõ. VKS không thể cho rằng do triệu tập nhân chứng nhiều lần không đến nên không thể tiến hành lấy lời khai của họ. Nếu nhân chứng vì lý do nào đó (có thể sợ bị trả thù, không tin tưởng cơ quan tố tụng...) mà không đến cho lời khai, VKS có thể dùng quyền của cơ quan tố tụng để tiếp cận nhân chứng. V.C.M. ghi |
Bình luận (0)