Sáng 19-6, rất đông phóng viên báo đài đến dự đưa tin về vụ án kéo dài gần 10 năm này. Đặc biệt là sự hiện diện của kiểm sát viên từ các VKSND huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Bình Phước về dự phiên tòa.
Tại phiên tòa, do thiếu 2 nhân chứng là ông Trần Văn Sinh (nguyên công an viên) và Nguyễn Văn Trọng nên luật sư Trịnh Thanh thuộc Văn phòng luật sư Người Nghèo, đề nghị tòa cho hoãn.
Tuy nhiên đại diện VKSND tối cao cho rằng sự vắng mặt của nhân chứng không ảnh hưởng vì trước đó những nhân chứng trên đã khai đi khai lại rất nhiều lần tại cơ quan điều tra.
Sau khi hội ý, chủ tọa phiên tòa quyết định tiếp tục xét xử.
Theo cáo trạng, Lê Bá Mai (SN 1983, ngụ Bình Phước) làm thuê cho trang trại của ông Dương Bá Tuân ở xã An Khương, huyện Bình Long (cũ), nay là huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước).
Sau đó, thấy Út còn thở, Mai lấy quần của Út siết cổ em đến chết rồi mang xác vùi gần một cây mít gần đó.
Đến ngày 16-11-2004, người thân của Thị Út đi tìm và phát hiện thi thể của Út trong vườn mít (thuộc trang trại của ông Tuân) trong tình trạng không mặc quần, xác đã phân hủy.
Tại cơ quan điều tra, nhân chứng Hằng khai nhìn thấy một thanh niên mặc áo xanh, đội nón lá, đi xe máy màu xanh có chở theo bình đá màu đỏ. Tuy nhiên, sau đó Hằng khai rõ người thanh niên là Lê Bá Mai người làm công cho ông Tuân. Ngày 17-11-2004, Mai bị bắt.
Bào chữa cho bị cáo Lê Bá Mai, 2 luật sư là Trịnh Thanh (Đoàn luật sư TP HCM) và luật sư Phan Long Ẩn (Đoàn luật sư tỉnh Long An) đều đề nghị tòa tuyên trả hồ sơ điều tra lại và Mai không phạm tội vì còn nhiều điểm mâu thuẫn trong lời khai, chứng cứ...
Ngày 16-3-2005, TAND tỉnh Bình Phước xét xử và tuyên tử hình Lê Bá Mai về tội “Giết người” và “Hiếp dâm trẻ em”.
Ngày 4-8-2005, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM đã tuyên giữ nguyên án tử hình. Ngày 12-12-2006, Viện trưởng VKSND Tối cao có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm hủy 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm với lý do: “Chưa có căn cứ vững chắc” và có nhiều vi phạm trong quá trình điều tra vụ án, thiếu sót trong việc khám nghiệm hiện trường, thu thập chứng cứ. Hồ sơ vụ án có nhiều mâu thuẫn. Có lúc Hằng khai người chở Út đi là Mai nhưng có lúc lại khai đứng xa nên không biết người đó là ai. Còn Lê Bá Mai khai lúc xảy ra vụ việc thấy Út cầm củ sắn đang ăn dở nhưng kết quả khám nghiệm tử thi của cơ quan pháp y lại không phát hiện có sắn trong người nạn nhân.
Ngày 5-2-2007, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm đã chấp nhận kháng nghị, hủy 2 bản án để điều tra lại theo quy định pháp luật. Cùng quan điểm Hội đồng Thẩm phán đã tuyên hủy bản án phúc thẩm.
Đến tháng 7-2010, TAND tỉnh Bình Phước xử sơ thẩm lần 2 trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng VKSND tỉnh Bình Phước vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố. Ngày 18-5-2011, TAND tỉnh Bình Phước mở phiên xử sơ thẩm lần 3 và tuyên Lê Bá Mai không phạm tội, trả tự do ngay tại phiên tòa. Tuy nhiên, giữa tháng 6-2011, Viện trưởng VKSND tỉnh Bình Phước ra quyết định kháng nghị yêu cầu Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM xét xử phúc thẩm theo hướng “Hủy toàn bộ bản án sơ thẩm (lần 2) của TAND tỉnh Bình Phước để xét xử lại theo hướng bị cáo Lê Bá Mai phạm hai tội “hiếp dâm trẻ em” và “giết người” như VKSND tỉnh Bình Phước truy tố”. Chiều 18-5-2012, Công an tỉnh Bình Phước đã thực hiện lệnh bắt tạm giam trở lại đối với Lê Bá Mai theo yêu cầu của Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM nhằm đảm bảo cho việc xét xử. |
Bình luận (0)