xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tạm ngừng phiên tòa xét xử vụ án liên quan ông Trần Vĩnh Tuyến đến ngày 8-12

Di Lâm

(NLĐO) - Biết rõ dự án nhà ở chưa đủ điều kiện pháp lý nhưng bị cáo Trần Vĩnh Tuyến (cựu Phó Chủ tịch UBND TP HCM) vẫn ký văn bản chấp thuận đề nghị chuyển nhượng dự án từ doanh nghiệp nhà nước sang tư nhân.

Sáng 6-12, TAND TP HCM khai mạc phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Tham ô tài sản; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn - TNHH Một thành viên (viết tắt: SAGRI).

Tuy nhiên, một nữ bị cáo có đơn xin xét xử vắng mặt vì phải cách ly sau khi tiếp xúc với chồng mắc Covid-19. Cùng đó, một nam bị cáo nộp giấy chứng nhận điều trị nội trú ở bệnh viện và xin hoãn phiên tòa. 

Một số cá nhân, doanh nghiệp được triệu tập đến tòa với tư cách bên có quyền và nghĩa vụ liên quan xin vắng mặt trước đó. 

Sau khi hội ý, HĐXX quyết định tạm ngừng phiên tòa đến sáng 8-12.

Trong vụ án này, có khoảng 20 bị cáo ra tòa, trong đó, bị cáo Trần Vĩnh Tuyến (cựu Phó Chủ tịch UBND TP HCM, tại ngoại) cùng 9 đồng phạm (từng là cán bộ, lãnh đạo cơ quan-đơn vị trực thuộc UBND TP HCM) ra tòa về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Tạm ngừng phiên tòa xét xử vụ án liên quan ông Trần Vĩnh Tuyến đến ngày 8-12 - Ảnh 2.

Bị cáo Trần Vĩnh Tuyến (phải)

Bị cáo Lê Tấn Hùng (nguyên Tổng Giám đốc SAGRI) và bị cáo Nguyễn Thị Thúy (cựu kế toán trưởng SAGRI ) cùng ra tòa về hai tội: "Tham ô tài sản", "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Bên cạnh đó, tòa sơ thẩm xét xử tội danh "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" đối với bị cáo Dư Huy Quang (cựu Trưởng phòng, Phòng Quản lý đất thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM), bị cáo Nguyễn Thị Thanh Anh (nguyên Phó Giám đốc nhân sự hành chính SAGRI).

Ra tòa về tội "Tham ô tài sản" có 5 bị cáo từng làm việc tại một số doanh nghiệp nhà nước thời điểm xảy ra sai phạm.

Tạm ngừng phiên tòa xét xử vụ án liên quan ông Trần Vĩnh Tuyến đến ngày 8-12 - Ảnh 3.

Bị cáo Lê Tấn Hùng (giữa) ra toà với nhiều tội danh

Liên quan đến vụ án, đại diện cơ quan công tố cáo buộc bị cáo Lê Thị Diệp Cẩm (từng làm việc tại SAGRI) tội danh "Che giấu tội phạm".

Theo triệu tập, đại diện UBND TP HCM đến dự phiên tòa với tư cách bị hại; SAGRI là nguyên đơn dân sự.

Các bị cáo Lê Tấn Hùng, Trần Vĩnh Tuyến cùng những bị cáo khác giữ ví trí lãnh đạo đầu ngành, chủ chốt ở UBND TP HCM cũng như sở-ngành trực thuộc, doanh nghiệp. Các bị cáo đều là cán bộ, lãnh đạo có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực đảm nhiệm.

Tạm ngừng phiên tòa xét xử vụ án liên quan ông Trần Vĩnh Tuyến đến ngày 8-12 - Ảnh 4.

Các bị cáo tại tòa

Từ năm 1993, UBND TP HCM giao khu đất thuộc sở hữu nhà nước có diện tích gần 37.000 m2 tại quận 9 (nay là TP Thủ Đức, TP HCM) cho SAGRI quản lý, sử dụng.
Đến năm 2008, UBND TP HCM phê duyệt phương án xử lý tổng thể nhà, đất. Từ đó, UBND TP chấp thuận việc SAGRI chuyển mục đích sử dụng đất đối với 9 cơ sở nhà đất, trong đó có khu đất trên. 

Sau đó, SAGRI ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Tổng Công ty Phong Phú kinh doanh dự án nhà ở trên khu đất này.

Nhận nhiệm vụ quản lý dự án, các bị cáo cố ý thực hiện hành vi vi phạm quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất-kinh doanh tại doanh nghiệp; pháp luật kinh doanh bất động sản; pháp luật về đất đai, doanh nghiệp.
Cụ thể, các bị cáo mắc rất nhiều sai phạm khi tiến hành thủ tục chuyển nhượng dự án từ SAGRI sang Tổng Công ty Phong Phú, như: không thẩm định giá, không đưa ra đấu giá…

Cơ quan công tố kết luận những vi phạm trên gây thiệt hại hơn 672 tỉ đồng.

Vì tư lợi cá nhân, bị cáo Lê Tấn Hùng lợi dụng chức vụ, quyền hạn tổng giám đốc để chỉ đạo cấp dưới tiến hành chuyển nhượng dự án. 

Đứng đầu doanh nghiệp, bị cáo hiểu rõ muốn chuyển nhượng dự án, doanh nghiệp phải thẩm định giá, xác định giá trị chuyển nhượng theo giá thị trường, tổ chức đấu giá…

Ngoài ra, bị cáo cũng biết dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, chưa đủ điều kiện "sang tay". Dù vậy, bị cáo chỉ đạo cấp dưới hoàn thiện thủ tục pháp lý; ký văn bản đề nghị UBND TP HCM chấp thuận chuyển nhượng toàn bộ dự án. Bị cáo Lê Tấn Hùng có vai trò chủ mưu, xuyên suốt vụ án.

Ngoài ra, bị cáo Lê Tấn Hùng còn bàn bạc, chỉ đạo cấp dưới ký khống 10 hợp đồng tham quan học tập kinh nghiệm ở nước ngoài trị giá hơn 13,3 tỉ đồng, rồi rút số tiền đó ra sử dụng.
Khi có thanh kiểm tra, bị cáo chỉ đạo hợp thức hồ sơ, tài liệu, dòng tiền nhằm che giấu hành vi phạm tội.

Với vai trò phó chủ tịch UBND TP HCM thời điểm vụ án diễn ra, bị cáo Trần Vĩnh Tuyến nắm tường tận những sơ hở, sai sót ở thủ tục chuyển nhượng dự án nói trên. Tuy nhiên, bị cáo vẫn ký văn bản chấp thuận chuyển nhượng.

Trước khi ra tòa, bị cáo Trần Vĩnh Tuyến thừa nhận hành vi cho phép chuyển nhượng dự án không đảm bảo yêu cầu, quy định pháp luật. Cựu phó chủ tịch UBND TP HCM trần tình bản thân thông qua đề nghị do SAGRI trình lên vì áp lực về tình cảm, quan hệ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo