xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững

Bài và ảnh: Thanh Thảo

Bình Dương không chỉ phát triển công nghiệp năng động mà còn hướng đến nền nông nghiệp phát triển theo hướng thông minh, mang lại giá trị cao

Phát triển nông nghiệp thông minh theo hướng xanh, bền vững tại tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ là chủ đề mà các đại biểu thảo luận sôi nổi tại buổi tọa đàm do Trường ĐH Thủ Dầu Một tổ chức cuối tuần qua.

Trợ lực cho nông nghiệp, nông dân

Việc phát triển các chuỗi sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia; nông nghiệp thông minh vùng Đông Nam Bộ; đặc biệt là các giải pháp phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, ứng dụng kinh tế tuần hoàn phù hợp sự phát triển của địa phương đã được nhiều tỉnh, thành xác định.

Ông Phạm Văn Bông, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, cho biết ngành nông nghiệp đã có những đóng góp quan trọng đối với địa phương, mỗi năm khoảng 18.000 - 19.000 tỉ đồng, chiếm 2,5% - 3% cơ cấu kinh tế chung của tỉnh. Ngành nông nghiệp góp phần ổn định đời sống người dân nông thôn; tạo ra nhiều lương thực, thực phẩm và góp phần cân bằng môi trường sinh thái.

Bình Dương hiện có 942 trang trại với diện tích canh tác rộng lớn, ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại vào sản xuất như hệ thống tưới tự động, nhà kính thông minh, thủy canh... Trong đó, diện tích trồng trọt ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 7.561 ha, tập trung vào các loại rau sạch, nấm, cây ăn trái đặc sản có giá trị cao.

"Để thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, biến động thị trường và xu thế tiêu dùng, mục tiêu của ngành nông nghiệp Bình Dương là tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị hơn từ việc sử dụng ít đầu vào hơn, ít sức lao động hơn và tận dụng thành tựu khoa học - công nghệ, hướng đến sự phát triển bền vững từ góc độ kỹ thuật đến tổ chức sản xuất" - ông Phạm Văn Bông xác định.

Thực hiện mục tiêu này, Bình Dương đã ban hành nhiều đề án, kế hoạch nhằm cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Bình Dương chú trọng phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn và du lịch nông nghiệp; tăng cường liên kết chuỗi, sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu bền vững.

Ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương (giữa), tham quan mô hình nông nghiệp công nghệ cao của một gia đình tại huyện Phú Giáo

Ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương (giữa), tham quan mô hình nông nghiệp công nghệ cao của một gia đình tại huyện Phú Giáo

Theo ông Nguyễn Thành Tín, Giám đốc Công ty TNHH Kỹ thuật và Công nghệ Vũ Môn, nông nghiệp thông minh giúp nâng cao thành quả của nông dân. Dẫn câu chuyện xuất khẩu gừng shushi và bột gừng tại doanh nghiệp của mình, ông cho biết thay vì bảo quản thô, công ty ứng dụng khoa học để làm ra sản phẩm và đã xuất khẩu thành công sang Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu.

Để trợ lực nông dân, Bình Dương đã ban hành nghị quyết về chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Theo đó, nông dân được hỗ trợ vay vốn ưu đãi để đầu tư sản xuất với lãi suất thấp, thời hạn 8 năm. Hội Nông dân cũng tập trung xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị với các nông sản chủ lực; tạo bước phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa đạt năng suất, chất lượng cao và an toàn thực phẩm.

Liên kết "6 nhà"

Ông Phạm Văn Bông cho rằng bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành nông nghiệp Bình Dương vẫn đối mặt một số thách thức, như quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiếu liên kết trong chuỗi giá trị, sản phẩm chủ yếu là hàng tươi sống...

Nhiều doanh nghiệp cho rằng để mở rộng quy mô sản xuất và đưa nông sản địa phương đến với nhiều khách hàng hơn, họ rất cần các chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ marketing, hỗ trợ về nguồn vốn và khoa học - công nghệ.

Theo Hội Nông dân tỉnh Bình Dương, việc liên kết sản xuất với tiêu thụ nông sản đóng vai trò vô cùng quan trọng. Liên kết "6 nhà" (nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà nông, nhà phân phối, ngân hàng) chính là giải pháp cần thiết, nhằm tạo ra chuỗi giá trị nông sản hiệu quả và bền vững.

Vừa qua, 6 ngân hàng ở Bình Dương đã cam kết hỗ trợ nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi. Điều này giúp nông dân có điều kiện đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống. Việc người dân tiếp cận vốn thuận lợi cũng góp phần hạn chế tình trạng tín dụng đen.

Hội Nông dân tỉnh Bình Dương cho biết sẽ phối hợp với Viện Phát triển ứng dụng - Trường ĐH Thủ Dầu Một chuyển giao các quy trình sản xuất hiện đại, giúp nông dân nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. 

Thêm ngành đào tạo về nông nghiệp thông minh

Trong khuôn khổ tọa đàm, Trường ĐH Thủ Dầu Một đã thông tin về việc nhà trường sẽ mở thêm ngành nông nghiệp thông minh.

Việc thành lập ngành nông nghiệp thông minh sẽ giúp Trường ĐH Thủ Dầu Một - trường ĐH trọng điểm của tỉnh Bình Dương, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - đón đầu sự phát triển của nhu cầu thị trường và phù hợp với xu thế chung.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo