xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phát triển thủy sản bền vững

NGUYỄN HOÀNG

Về lâu dài, phải quan tâm đến vấn đề minh bạch trong khai thác thủy sản, có sinh kế bền vững cho người dân để hướng đến phát triển thủy sản bền vững

"Dù còn nhiều thách thức nhưng nếu chúng ta hành động đầy đủ, thực thi quyết liệt thì sẽ đạt được kết quả. Việc gỡ "thẻ vàng" của EC mới chỉ là bước đầu, về lâu dài phải quan tâm đến vấn đề minh bạch trong khai thác thủy sản, có sinh kế bền vững cho người dân để hướng đến phát triển thủy sản bền vững" - bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, đã khẳng định như vậy tại hội nghị triển khai thực hiện Chỉ thị 32 của Ban Bí thư ngày 10-4 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (Illegal, Unrepoted and Unregulated Fishing - IUU) và phát triển bền vững ngành thủy sản, tổ chức ngày 22-4 ở Hà Nội.

Những năm qua, ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp khoảng 30% GDP của ngành nông nghiệp; sản phẩm thủy sản xuất khẩu đứng thứ ba thế giới; giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, việc triển khai hệ thống quản lý, giám sát toàn diện đội tàu; cập nhật cơ sở dữ liệu tàu cá quốc gia; truy xuất nguồn gốc thủy sản; xây dựng chuỗi sản xuất thủy sản liên kết giữa ngư dân, doanh nghiệp và chính quyền; xử lý vi phạm… còn hạn chế.

Khẳng định quyết tâm cao thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo "thẻ vàng" IUU trong năm 2024, Ban Bí thư yêu cầu nâng cao nhận thức các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và cộng đồng ngư dân ven biển, hải đảo về phát triển bền vững ngành thủy sản, chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, thực thi pháp luật, xử lý triệt để các hành vi vi phạm; kịp thời điều tra, truy tố, xét xử nghiêm các vụ, việc môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài...

Trong những phiên họp với các tỉnh, thành có biển về vấn đề này, lãnh đạo Chính phủ luôn đặt ra yêu cầu những giải pháp tổng lực, tạo chuyển biến thực chất trong công tác chống IUU để gỡ "thẻ vàng" sớm nhất có thể, bởi nếu không gỡ được "thẻ vàng" trong thời gian sắp tới thì có thể phải mất vài năm nữa mới có cơ hội gỡ, thậm chí có nguy cơ bị phạt thẻ đỏ, bị hạn chế xuất khẩu thủy sản vào các thị trường quan trọng khác. Ngoài nâng cao nhận thức, nâng cao năng lực quản lý, thì xử lý nghiêm để răn đe, đưa vào khuôn khổ là việc rất cần. Không chỉ nhắc nhở, xử phạt hành chính, mà có thể mạnh tay với vi phạm cố ý, bởi lợi ích quốc gia là tối thượng. Điển hình như tỉnh Kiên Giang đã đưa ra truy tố xét xử 1 vụ liên quan môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài. TAND tỉnh này tuyên phạt 4 bị cáo về tội tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép, từ 1 đến 8 năm tù giam.

Đặc biệt, phải nâng cao trách nhiệm chính quyền địa phương mới có thể gỡ được "thẻ vàng" IUU. Bên cạnh những mô hình tốt cần phát huy, nhân rộng, các địa phương phải quyết liệt hơn nữa, gắn với trách nhiệm thực thi, trách nhiệm người đứng đầu trong tất cả các giải pháp. Hãy hiểu rằng, đây là những cơ hội cuối để Việt Nam gỡ "thẻ vàng". 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo