xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Điều kỳ diệu của Tết

Nguyễn Bá Thuyết

Người Việt Nam luôn muốn tạo nên sự tương tác song song giữa tự nhiên và con người, và cái đích cần đạt được cuối cùng là hạnh phúc

Đã có nhiều ý kiến khẳng định Tết là điều linh thiêng, là truyền thống văn hóa đáng trân trọng, gìn giữ. Song, cũng không ít ý kiến cổ vũ việc bỏ Tết ta, theo Tết Tây cho gọn nhẹ, để hòa nhập thời đại mới, bớt tốn kém.

Nhưng rồi Tết cổ truyền vẫn tồn tại, bất chấp những tranh luận bất tận.

Sức mạnh truyền cảm hứng tâm linh

Vậy Tết là gì? Phải chăng Tết là một sự kiện chứa đựng nhiều kỳ diệu tạo ra niềm vui đến vô bờ của cả một dân tộc? Tết - mọi người vô tư, vui vẻ, hào phóng đến lạ thường. Tết - tạm quên đi mọi bất hạnh, khó khăn đã phải chịu đựng trong năm qua, sẵn sàng tha thứ những lỗi lầm, khiếm khuyết để rồi hân hoan bước vào cuộc sống mới trong hy vọng và hoan hỷ! Vậy rõ ràng, ở Tết có những điều bí ẩn, rất tuyệt vời, đến mức có sức mạnh truyền cảm hứng tâm linh tạo ra một đồng thuận tâm hồn cho cả dân tộc.

Người Việt ta ai cũng vậy, Tết là dịp rất đặc biệt, nhất là ngày đầu tiên của năm. Nếu tính cả từ công việc chuẩn bị, ngày chính Tết và những lễ hội cũng như thú tiêu khiển thì Tết thực sự kéo dài đến 3 tuần. Trạng thái tinh thần mà Tết tạo ra sẽ còn ảnh hưởng lâu dài đến mọi hoạt động của cả quốc gia trong suốt một năm đó. Một số nước Á Đông đã có những cuộc tranh cãi sôi nổi về những hạn chế và ưu điểm của Tết âm lịch và Tết dương lịch. Nhưng cuối cùng, tục lệ vẫn mạnh hơn luật pháp và kết quả của cuộc cải cách là trên thực tế, các quốc gia này vẫn tồn tại 2 cái Tết: Tết chính thức sẽ không phải là cái Tết thật sự và Tết thật sự lại là không chính thức...

Điều kỳ diệu của Tết - Ảnh 1.

Người dân khu phố 5, phường Cô Giang, quận 1, TP HCM chuẩn bị đón Tết Quý Mão 2023Ảnh: Quang Liêm

Dù sao Tết còn lâu mới là vô nghĩa và không phải là những ngày vui đơn thuần mà Tết có ý nghĩa "triết lý của nó". Người Việt Nam luôn muốn tạo nên một sự tương tác song song giữa tự nhiên và con người, và cái đích cần đạt được cuối cùng là niềm hạnh phúc. Do đó, tốt nhất hãy để con người hành động đúng với các quy luật tự nhiên, sao cho các hiện tượng tự nhiên xảy ra theo trình tự và không có sự xáo trộn, cản trở nào đến cuộc sống hạnh phúc của con người. Sự nối tiếp của các mùa là một quy luật tự nhiên có tầm quan trọng rất lớn. Mùa đông chuyển sang mùa xuân được đánh dấu bằng một chu kỳ đổi mới sau một năm. Thiên nhiên và chúng sinh dường như được tái sinh. Con người phải hòa mình với thiên nhiên trong niềm vui mừng của sự tái sinh ấy. Phải ăn mừng sự xuất hiện của "mùa xuân mới" một cách xứng đáng. Trong những ngày Tết và lễ hội truyền thống, con người phải đổi mới hoàn toàn bản thân, thoát khỏi con người cũ, tạo ra cho mình một tâm hồn mới, loại bỏ mọi suy nghĩ buồn bã ra khỏi tâm trí. Chỉ có những ý tưởng hạnh phúc, chỉ nói những lời tử tế, chấm dứt hận thù và oán thán, thể hiện tình cảm rộng lượng và nhân từ đối với tất cả mọi người, ngay cả kẻ thù. Bất kỳ lời nói không hay nào được thốt ra, bất kỳ một hành động xấu, cử chỉ không phù hợp nào được làm trong những ngày Tết đều là vi phạm nghiêm trọng các quy tắc tập tục cần thiết trong thời kỳ tốt lành đặc biệt này.

Niềm tin, tín ngưỡng của mỗi người còn tiếp tục lớn hơn và luôn tâm niệm rằng những điều gặp trong những ngày Tết có ảnh hưởng bí ẩn (may hoặc rủi) đối với quãng thời gian còn lại của năm. Vì vậy, vào buổi sáng ngày đầu năm, người khách xông đất đầu tiên được cho là sẽ mang lại hạnh phúc hay bất hạnh trong cả năm cho gia chủ. Gia chủ thường chọn ra trong số họ hàng hoặc bạn bè, một người được coi là người hạnh phúc, người có tài lộc, sức khỏe, đáng tin cậy, gia đình đông con, hợp tuổi… và người đó được yêu cầu đến vào một canh giờ quy định để hoàn thành nhiệm vụ sứ giả của hạnh phúc. Hạnh phúc! Đó là giấc mơ ngự trị tâm trí, tạo ra tư tưởng yên tâm cho mỗi con người.

Thực sự sống trong hân hoan

Mỗi năm mới, hạnh phúc được gợi lên, được tuyên bố, được thu hút và được thể hiện theo nhiều cách khác nhau. Hạnh phúc được ca tụng trên các phù điêu, câu đối đỏ, trên đồ vật quan trọng. Tết - con người tự tạo cho mình khuôn mặt tươi cười, biểu lộ hân hoan, vui sướng như để giữ lại một cách tốt nhất niềm hạnh phúc mà Tết mang lại. Có điều gì đó vô cùng xúc động, một khát vọng lớn lao của cả dân tộc đang hướng tới cuộc sống hạnh phúc mà họ hằng mơ ước.

Vậy Tết chính là sự náo nức của tất cả những con người Việt Nam, nhân dịp có sự đổi mới chung của thiên nhiên, thể hiện niềm tin yêu vào cuộc sống và khát vọng hạnh phúc. Tết còn là niềm hy vọng, sự tán dương của gia đình, sự sùng bái tổ tiên. Trong dịp Tết, cả gia đình được đoàn tụ và thật sự sống một cuộc sống chung rất hân hoan. Tất cả cùng nhau dưới một mái nhà. Tết có ý nghĩa nghi lễ và biểu tượng đã đánh dấu một giai đoạn hạnh phúc lặp lại hằng năm trong cuộc đời mỗi người. Để sống những ngày trong niềm vui chung, cảm nhận giao thoa giữa tư tưởng và cảm xúc của mọi người cùng chung đất nước, đó là một sự hài lòng không hề nhỏ mà chính Tết mang lại. 

Đem ra tính toán bằng định lượng thì việc bỏ Tết truyền thống, theo Tết Tây không phải là tệ hại, cũng không thể ngăn chặn suy nghĩ ấy vì lợi ích mà “bỏ bớt Tết” mang lại. Có một điều chắc chắn là Tết truyền thống luôn đem lại niềm vui cho tất cả mọi người thông qua những nghi lễ Tết, để rồi được nhân lên bất tận. Sau việc tự nguyện thực hành nghi lễ Tết, người ta tìm thấy sự hài lòng ở đó, đến nỗi mọi người xem Tết là dịp để thỏa mãn, để hạnh phúc.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo