xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bỏ ngỏ công tác quản lý

Bài và ảnh: Văn Duẩn - Ngọc Dung

Liên tiếp các vụ ngộ độc lớn do rượu cướp đi mạng sống nhiều người trong thời gian qua đã gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng buông lỏng quản lý của cơ quan chức năng và thói quen lạm dụng rượu của nhiều người

Trên thị trường hiện nay có hàng trăm sản phẩm rượu với đủ nhãn mác khác nhau. Bên cạnh đó, nhiều loại rượu không nhãn mác được gọi là rượu quê, rượu nút lá chuối hay “quốc lủi”… cũng được bày bán tràn lan, gần như không hề được kiểm soát.

Luật có như không

Tại làng Vân (thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - một trong những làng nghề nấu rượu nổi tiếng ở miền Bắc) hiện có hơn 200 hộ đang sản xuất rượu với số lượng hàng ngàn lít mỗi ngày nhưng đến nay khi Nghị định 94/2012/NĐ-CP quy định về sản xuất, kinh doanh rượu có hiệu lực đã gần một năm mà 100% số hộ vẫn nấu rượu không phép. Còn tại làng rượu Đại Lâm (thuộc xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh), theo ông Nguyễn Văn Tôn, Chủ tịch UBND xã Tam Đa, hiện còn hơn 100 hộ sản xuất rượu. Tuy nhiên, 100% số hộ không có giấy phép sản xuất, kinh doanh cũng như giấy chứng nhận chất lượng. “Chính quyền xã không quản lý nên cũng chỉ có thể tuyên truyền, nhắc nhở để bà con có ý thức giữ gìn thương hiệu làng nghề chứ cũng không có chế tài nào để xử lý cả…” - ông Tôn thừa nhận.

Tình trạng ngộ độc rượu đang rất đáng lo ngại. Trong ảnh: Cấp cứu bệnh nhân ngộ độc rượu tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)
Tình trạng ngộ độc rượu đang rất đáng lo ngại. Trong ảnh: Cấp cứu bệnh nhân ngộ độc rượu tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)

Theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, cả nước có khoảng 40-50 làng nghề nấu rượu truyền thống, phân bố khắp Bắc - Trung - Nam. Tuy nhiên, phần lớn những người dân nấu rượu tại các làng nghề này đều chưa làm thủ tục đăng ký sản xuất, kinh doanh hay đăng ký tiêu chuẩn chất lượng. Còn theo thống kê của Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP), mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 800 triệu lít rượu lưu thông trên thị trường, trong đó rượu công nghiệp chỉ chiếm 20%, còn lại là rượu nấu thủ công rất khó kiểm tra, kiểm soát quy trình, chất lượng.

Để kiểm soát nguồn gốc, chất lượng rượu, nhất là rượu nấu thủ công, ngày 12-11-2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 94/2012/NĐ-CP quy định về sản xuất, kinh doanh rượu (có hiệu lực từ ngày 1-1-2013). Theo đó, rượu thuộc nhóm hàng hóa nhà nước hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu (phân phối, bán buôn, bán lẻ) phải có giấy phép, trừ trường hợp sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại. Nghị định 94 của Chính phủ cũng quy định rất rõ việc sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh phải có đăng ký kinh doanh và phải bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường, chất lượng, an toàn thực phẩm, nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật... Tuy nhiên đến nay, sau gần

1 năm Nghị định 94 có hiệu lực nhưng hầu hết các loại rượu nấu thủ công vẫn ngoài vòng kiểm soát, gần như chưa có trường hợp nào bị xử lý dù không có giấy phép sản xuất, ghi nhãn hàng hóa, đăng ký chất lượng…

Cơ quan quản lý kêu khó

Ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), than: Quản lý rượu truyền thống là một việc không dễ. Dù đã có các quy định rất chặt chẽ nhưng đến nay, sản phẩm này vẫn không được kiểm soát về chất lượng. Nghị định quản lý rượu, kiểm soát các cơ sở sản xuất rượu lậu được ban hành lâu nay nhưng khi đi vào cuộc sống, gần như không có hiệu quả. Nhiều người nấu rượu lậu mà không hề hay biết gì về quy định này, các cơ quan chức năng cũng không đủ sức để quản hết.

Theo một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu, hiện ngay cả đối với các cơ sở sản xuất rượu công bố chất lượng thì công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm cũng chưa tốt. Theo quy định, các nhà sản xuất phải tự chịu và tự kiểm định chất lượng sản phẩm rượu theo từng lô khi đưa ra thị trường nhưng thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng chấp hành hoặc có làm cũng không phải với 100% sản phẩm.

Nhiều ý kiến cho rằng vụ 6 người tử vong do ngộ độc “rượu nếp 29 Hà Nội” mới đây, một lần nữa đặt ra câu hỏi về quản lý mặt hàng thuộc diện bị hạn chế mua bán này. Rượu không nhãn mác vi phạm chất lượng an toàn thực phẩm đang tràn lan trên thị trường đã đành nhưng rượu có nhãn mác, đủ loại giấy tờ hợp lệ vẫn gây ngộ độc chết người là rất đáng lo ngại. Tại sao hàng chục ngàn sản phẩm rượu độc chết người lại dễ dàng lọt qua các khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm để nằm trên bàn nhậu, đến nay vẫn là câu hỏi lớn.

Điều đáng nói là trên một sản phẩm rượu hiện có tới 4 cơ quan chức năng quản lý (giấy phép kinh doanh do sở kế hoạch và đầu tư cấp; giấy phép sản xuất rượu do sở công thương cấp; nhãn hiệu do sở khoa học và công nghệ cấp; giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm đối với sản phẩm rượu cao độ do sở y tế cấp) nhưng hàng ngàn sản phẩm rượu độc vẫn “lọt lưới”. n

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 27-12

Tâm thần vì rượu

Bác sĩ La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện (BV) Tâm thần Trung ương I, cho biết mỗi ngày BV đều tiếp nhận bệnh nhân đến khám do các rối loạn tâm thần vì rượu. Theo bác sĩ Cương, rối loạn tâm thần do rượu có nhiều loại: sảng rượu (lú lẫn, mê sảng, hoang tưởng…); run rẩy (toàn thân hoặc tay chân loạng choạng, đổ mồ hôi); loạn thần (rối loạn trí nhớ, ngu đần, chậm chạp)… Nguy hại hơn, nhiều người bị ngộ độc rượu, sau một thời gian có thể mắc bệnh hoang tưởng, luôn nghĩ rằng có người khác âm mưu làm hại, tấn công mình. Do đó, họ phát sinh các hành vi rất nguy hiểm như tấn công, giết người, đốt nhà…

Theo nghiên cứu của BV Tâm thần Trung ương I, loạn thần vì rượu thường do uống rượu kéo dài trong vòng 5-10 năm, tùy sức khỏe từng người và lượng rượu uống vào. Cũng theo nghiên cứu của BV này, có tới 67% vụ tự tử có liên quan đến rượu; 80% người nghiện rượu có triệu chứng trầm cảm và 55% người nghiện ma túy có liên quan đến sử dụng rượu.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo