Khi đi qua những làng Chăm ở An Giang, ấn tượng sâu nhất với chúng tôi là lối kiến trúc cổ kính của thánh đường (Masjid) và những ngôi nhà sàn gỗ cổ. Ngôi nhà gỗ cổ cho thấy sự vương giả của người sở hữu, được cất đúng kiến trúc mà cha ông họ đã quy định.
Còn thánh đường là nơi để giáo dân (chỉ thanh niên từ 15 tuổi và đàn ông) đến hành lễ, nghe thuyết giảng về cách sống tốt, làm người tốt. Tỉnh An Giang hiện có khoảng 2.500 hộ với trên 13.000 người Chăm sinh sống tại 9 ấp (còn gọi là làng) ở các huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Châu Phú và Châu Thành.
Thánh đường Mubarak nhìn từ phía trước
Lập làng ở vùng đất phương
Bồng bềnh trên chuyến phà Châu Giang nối đôi bờ Châu Đốc phồn hoa và làng Chăm Châu Giang, Châu Phong yên ả, những làng Chăm bên dòng sông Hậu hiện ra rõ nét với mái ngói cổ rêu phong hằn in vết thời gian.
Ông Ismal, giáo cả làng Chăm Châu Phong, xã Châu Phong, huyện Tân Châu, cho biết theo sách xưa và những bậc tiền bối trong làng kể lại, người Chăm An Giang có nguồn gốc từ vương quốc Chămpa-Ninh Thuận.
Họ sống thành 7 làng Chăm nhỏ, nằm rải rác cặp theo dòng sông Hậu từ tiếp giáp Campuchia xuống vùng Phú Châu (An Phú, Tân Châu ngày nay) rồi lần lượt lấy tên: Koh Tapoong, Mat Chruk, Koh Kaboak, Plây Kênh, Plao Ba, Koh Kaghia, Sabâu, tương ứng với các địa danh như: Châu Giang (xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân), Châu Phong (xã Châu Phong, huyện Tân Châu), Đa Phước, Vĩnh Trường, Nhơn Hội, Khánh Bình, Quốc Thái (huyện An Phú).
Ngày nay, một bộ phận đồng bào Chăm đã xuống dần phía nam định cư, lập thêm 2 làng nữa tại Khánh Hòa (huyện Châu Phú) và Vĩnh Hanh (huyện Châu Thành).
Trong những ngày đầu đến An Giang, đồng bào Chăm sống khép mình trong làng. Bên kia sông Hậu, một Châu Đốc nhộn nhịp hàng quán thì bên này sông, những làng Chăm yên bình, các cô gái Chăm hiền hòa nép mình bên khung cửi dệt nên từng tấm lụa, chiếc khăn Mat’ra tha thướt.
Người Chăm An Giang theo đạo Hồi giáo dòng Islam, gốc đạo Hồi ở
Không biết bao nhiêu lần đến những làng Chăm, nhưng khi bắt gặp các cô gái Chăm thướt tha bên chiếc khăn Mat’ra, chúng tôi lại có cảm nhận rất lạ bởi nét dịu dàng say đắm lòng người qua nét cười ý nhị.
Người Chăm An Giang xưa kia cất nhà sàn gỗ bên những dòng sông. Ngày nay cũng vậy, làng Chăm quần tụ bên những dòng sông tươi mát, nghiêng mình soi bóng nước.
Người Chăm An Giang rất thân thiện với thiên nhiên, họ sống bằng nghề chài lưới, mua bán nhỏ, dệt thổ cẩm. Ngày nay, một bộ phận đồng bào đã biết kinh doanh du lịch, thương mại và dịch vụ.
Ông Ômarali trước căn nhà sàn gỗ cổ còn nguyên vẹn và đẹp nhất của người Chăm An Giang
Đời sống tâm linh
Người Chăm ở An Giang không xây tháp như tổ tiên của họ ở miền Trung, mà chỉ xây thánh đường để tế lễ. Người Chăm theo đạo Hồi nên đời sống tâm linh của họ gắn liền với các thánh đường.
Tất cả thánh đường đều có biểu tượng mặt trời và vầng trăng khuyết, cửa và nóc hình vòm, màu chủ đạo là màu trắng. Mỗi làng đều có thánh đường riêng, làng lớn có một thánh đường lớn và các tiểu thánh đường để người dân thuận tiện đi cúng lễ.
Tùy theo mỗi làng, thánh đường có quy mô lớn nhỏ khác nhau, nhưng kiến trúc của các thánh đường đều có những điểm chung. Thánh đường nổi tiếng với lối kiến trúc độc đáo nhất của làng Chăm An Giang là Mubarak ở Châu Giang, xã Phú Hiệp.
Đây là công trình có kiến trúc rất giống với các thánh đường tại các nước Hồi giáo với những mái vòm, 4 tháp ở 4 góc. Đứng ngay bên bờ Châu Đốc hoặc bồng bềnh trên phà Châu Giang, du khách có thể nhìn thấy ngôi thánh đường đã được công nhận di tích kiến trúc này. Ngoài ra còn nhiều thánh đường của người Chăm dọc hai bên đường hướng về Tân Châu, An Phú.
Trong số 9 làng Chăm ở An Giang, Châu Phong là làng lớn nhất với trên 500 hộ và hơn 2.500 người, được chia thành 7 xóm nhỏ. Ở mỗi xóm đều có một tiểu thánh đường để cho giáo dân đến cầu nguyện hằng ngày.
Riêng ngày thứ sáu (12 giờ), tất cả mọi người phải đến thánh đường lớn (Châu Phong) để cầu nguyện, còn phụ nữ thì cầu nguyện tại nhà. Ông Ismal, cho biết mỗi ngày, người Chăm Islam cầu nguyện 5 lần.
Bắt đầu khi trời vừa rạng sáng, trưa ngọ, xế chiều, chạng vạng và trở về khuya. “Thánh đường là nơi cầu nguyện, hành lễ vừa là trường học dạy chữ Ả Rập cho con em người Chăm. Người Chăm Islam không thể tách rời thánh đường, nơi đó họ gởi trọn niềm tin, được học lời răn dạy của kinh Koran để biết sống tốt. Ngày nay do bận bịu với công việc mưu sinh, nhiều người Chăm không còn đi lễ đủ 5 lần/ngày hoặc không thể đến thánh đường, nhưng sau đó họ phải trả lễ đủ tại nhà để không mang tội” - ông Ismal giải thích.
Còn khoảng 100 ngôi nhà cổ Hiện nay, vẫn còn khoảng 100 ngôi nhà sàn cổ bằng gỗ quý trên 100 năm tuổi ở 9 làng Chăm tỉnh An Giang. Giáo cả thánh đường Mubarak ở làng Chăm Châu Giang, ông Yatà cho biết riêng làng này vẫn còn khoảng 30 ngôi nhà gỗ cổ và là nơi còn nhiều nhà cổ nhất và giữ được tương đối nguyên vẹn. |
Kỳ tới: Sắc màu lễ hội Chămpa
Bình luận (0)