Rừng táo dại cuối cùng trên thế giới ở Kazakhstan
Tuy nhiên, nhiều khu rừng ở Kazakhstan nói riêng và Trung Á nói chung đã bị thu hẹp đáng kể trước sức ép của quá trình đô thị hóa cũng như phát triển nông nghiệp.
Ngoài hai lý do kể trên, biến đổi khí hậu cũng góp phần đẩy hàng chục loại trái cây dại và quả hạch ở Trung Á đến bờ vực tuyệt chủng.
Viện Thực vật học Kazakhstan hiện đang bảo tồn một vườn táo dại ở trung tâm Almaty – thành phố lớn nhất nước - để nghiên cứu gien của các loài thực vật dại.
Trong ngôn ngữ Kazakhstan, Almaty cũng được dùng để gọi “táo”. Địa hình cao và khí hậu của vùng đất này rất lý tưởng cho việc trồng táo, nhưng mấy năm gần đây, vườn táo bị thu hẹp dần do thành phố không ngừng mở rộng.
Malus sieversii được cho là thủy tổ của hầu hết các loại táo đã được thuần hóa trên thế giới. Giống táo này được sử dụng trong chương trình gây giống nhằm phát triển các giống táo trồng kháng sâu bệnh và chịu hạn tốt hơn.
Trong khi đó, được ưa chuộng nhất tại các chợ ở Almaty là loại táo do người Nga xuất vào Kazakhstan từ thế kỷ 19. Vùng rừng núi Kazakhstan phù hợp với loại táo này đến mức có quả cân nặng đến 1kg.
Bình luận (0)