xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỏi mắt tìm giảng viên

Minh An – Long Thùy

Theo tính toán của Bộ GD-ĐT tại hội nghị sơ kết 3 năm đổi mới công tác tổ chức cán bộ và quản lý cơ sở giáo dục tổ chức giữa năm 2009, bậc giáo dục ĐH thiếu khoảng 20.000 giảng viên

Thành lập đã 3 năm nay với quy mô đào tạo hiện đã lên tới hàng ngàn sinh viên, song Trường ĐH Tây Đô - Cần Thơ chỉ có khoảng hơn 70 giảng viên. Do số sinh viên mỗi năm một tăng nên nhà trường đã phải thỉnh giảng thêm hơn 100 giáo viên ở một số trường để hỗ trợ đào tạo.

img
Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TPHCM) cho biết chỉ có 32,6% giảng viên cơ hữu. Ảnh: N. Hữu


Liệu cơm gắp mắm


Tình trạng thiếu hụt giảng viên diễn ra ở tất cả các trường ĐH mới được thành lập, nhất là tại các tỉnh.


Tại Trường ĐH Phạm Văn Đồng – Quảng Ngãi, trong số hơn 190 giảng viên hiện nay, chỉ có 3 tiến sĩ, 82 thạc sĩ. Để bổ sung cho phần thiếu hụt giảng viên có học hàm, học vị, trường cùng tỉnh đã có kế hoạch tuyển mỗi năm khoảng 20 người.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Phạm Đăng Phước, hiệu trưởng nhà trường, mức sống và điều kiện làm việc ở Quảng Ngãi khó thu hút những người có trình độ cao ở nơi khác đến. Do đó, trường chỉ dựa vào nguồn lực tại chỗ là chính để tập trung đưa đi đào tạo. Năm nay, trường có 5 nghiên cứu sinh và 33 thạc sĩ đang được đào tạo.

Theo tiến sĩ Phạm Đăng Phước, do chưa xây dựng trụ sở và chưa có được đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao nên Trường ĐH Phạm Văn Đồng phải liệu cơm gắp mắm, chưa dám mở rộng quy mô đào tạo ở bậc ĐH.


Tương tự, Trường ĐH Dân lập Phú Xuân - Huế hiện đang đào tạo 12 ngành ĐH và 2 CĐ, 6 trung cấp nhưng chỉ có 104 giảng viên, giáo viên cơ hữu, trong đó có 5 tiến sĩ. Hằng năm, trường này phải mời đến 250 giảng viên của các trường khác ở Huế, Đà Nẵng, Hà Nội, TPHCM đến thỉnh giảng cho cả 4 khoa hiện có.


Khi chúng tôi thắc mắc về chuyện ngành tài chính ngân hàng của Trường ĐH Dân lập Phú Xuân chỉ có một giảng viên cơ hữu trình độ cử nhân ĐH theo như báo cáo của Bộ GD-ĐT, TS Nguyễn Đình Ngộ, hiệu trưởng nhà trường, liền phản bác.

Tuy nhiên, ông Ngộ lại không đưa ra được con số cụ thể về giảng viên cơ hữu của ngành này mà chỉ quả quyết: “Nếu chúng tôi không đủ nhân lực thì Bộ GD-ĐT đã không cho phép mở trường ĐH”.


Giữ chân thủ khoa, tuyển người về hưu


Theo tính toán của Bộ GD-ĐT tại hội nghị sơ kết 3 năm đổi mới công tác tổ chức cán bộ và quản lý cơ sở giáo dục tổ chức giữa năm 2009, bậc giáo dục ĐH thiếu khoảng 20.000 giảng viên.


Thống kê mới nhất mà Bộ GD-ĐT đưa ra tại hội nghị tổng kết năm học khối các trường ĐH cuối tháng 8-2009 vừa rồi cho thấy cả nước hiện có 320 giảng viên ĐH chức danh giáo sư, chiếm 0,52% trong gần 62.000 giảng viên cơ hữu ở 376 ĐH, học viện, trường ĐH, CĐ.


So với năm học trước, số giáo sư ĐH năm nay chỉ tăng 6 vị, trong khi lượng sinh viên tăng gần 120.000 người. Số giảng viên có chức danh phó giáo sư là 1.966 người (tăng 121); giảng viên có trình độ tiến sĩ là 6.217 người (tăng 335); thạc sĩ là 22.831 người (tăng 2.556). Lượng giảng viên này đảm nhiệm công tác giảng dạy cho hơn 1,7 triệu sinh viên.


Theo đánh giá của Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân, năm 1987, nước ta có 100 trường ĐH, CĐ, còn hiện nay có 376 trường - tăng gần 4 lần. Tỉ lệ sinh viên cũng tăng 13 lần nhưng số giảng viên chỉ tăng 3 lần.

Tính ra, tỉ lệ sinh viên/giảng viên năm 1987 là 6,6, song hiện nay tăng đến 28. Đối với các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, do quy mô đào tạo tăng nhanh, đội ngũ giảng viên không được bổ sung kịp thời nên tỉ lệ sinh viên/giảng viên lên tới 30. Trong khi đó, tỉ lệ này ở các nước là 1/15 hoặc 1/20.


Khắc phục tình trạng thiếu hụt trầm trọng này, các trường ĐH thường bổ sung giảng viên bằng cách giữ thủ khoa ở lại giảng dạy. Tuy nhiên, trước các cơ hội việc làm hấp dẫn, nhiều thủ khoa đã không mặn mà với việc ở lại trường. Thực tế này đã khiến nhiều trường tuyển cả những người đã về hưu, song việc chọn được những người đáp ứng yêu cầu không hề đơn giản.

Hiện nay, những trường ĐH mới, nhất là ở tỉnh và dân lập, khó thu hút giảng viên có học hàm, học vị. Đa số trường tư thục mới thành lập lại dùng chính giảng viên từ các trường công lập...


Tre già, măng chưa mọc


Một chuyên gia giáo dục nhận xét: Tốc độ phát triển bình quân đội ngũ giảng viên ĐH chỉ bằng khoảng 1/10 so với tốc độ phát triển sinh viên theo chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm. Với mục tiêu đến năm 2020 sẽ thành lập thêm 288 trường ĐH, CĐ, nâng tổng số trường lên 600, tăng quy mô sinh viên lên từ 4,3-4,5 triệu thì cả nước phải cần thêm ít nhất 220.000 giảng viên. Như vậy, trung bình mỗi năm Nhà nước phải cho ra “lò” hơn 12.000 giảng viên mới mong có đủ người.


Cùng với việc mạng lưới các trường ĐH được mở rộng với quy mô lớn những năm gần đây, theo Bộ GD-ĐT, năm học vừa qua, số giảng viên là giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ đến tuổi nghỉ hưu nhiều hơn số giảng viên kế cận có trình độ tương tự. Điều này đã dẫn đến thực trạng không ít trường thiếu cán bộ đầu đàn, không đủ người có kinh nghiệm giảng dạy, trình độ cao ở từng lĩnh vực chuyên môn chính.

 

Còn nhiều bất cập

Theo đánh giá của Thứ trưởng Thường trực Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận, sự thiếu hụt nguồn nhân lực đầu đàn cũng góp phần khiến nhiều chương trình ở các trường ĐH không được xây dựng theo cấu trúc và các khối kiến thức quy định; để lẫn lộn các học phần giữa các khối kiến thức; khối lượng kiến thức không đủ yêu cầu tối thiểu đối với trình độ đào tạo hoặc kiến thức cốt lõi tối thiểu của ngành đào tạo; có tên ngành đào tạo không phù hợp với nội dung chương trình; nhiều học phần có tên gọi quá cũ thể hiện nội dung cũ, không được cập nhật...


Một “hậu quả” khác là sự thiếu hụt đội ngũ giảng viên đào tạo trình độ tiến sĩ và hướng dẫn nghiên cứu sinh. Thậm chí, có những chuyên ngành chỉ có một hoặc hai người có đủ trình độ tham gia giảng dạy và tham gia hội đồng chấm luận án.

Kỳ tới: Vừa dạy vừa chạy xây trường

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo