xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thảm họa môi trường: Không khí bị hủy hoại

NGÔ SINH

Môi trường sống trên thế giới đang bị ô nhiễm không khí, nước, đất, bức xạ, ánh sáng, tiếng ồn,... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các cơ thể sống khác.

 Thế giới đang thua trong cuộc chiến vì một bầu không khí trong sạch. Bất chấp nhiều thập kỷ nỗ lực đấu tranh, tình trạng ô nhiễm không khí đang ngày càng ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường và nền kinh tế. Theo website Free Malaysia Today, hơn 1 tỉ người đang sinh sống trong những khu vực không đáp ứng các chuẩn mực về chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Malaysia là một trong những nơi như thế.

Không thể kiểm soát

Chất lượng không khí ở Malaysia tụt giảm thê thảm do nạn đốt rừng trong nước và ở các quốc gia lân cận, đặc biệt là 2 giai đoạn từ tháng 3 đến hết tháng 6 và 2 tháng 9, 10-2013. Chỉ số chất lượng không khí dao động từ “không lành mạnh đối với những nhóm người nhạy cảm” đến “không lành mạnh” nói chung. Cuộc nghiên cứu “Chất lượng không khí ở Malaysia: Ảnh hưởng, các vấn đề quản lý và thách thức” do Trung tâm Công nghệ môi trường và Quản lý tài nguyên thiên nhiên thực hiện đã theo dõi xu hướng của các chất gây ô nhiễm chính ở nước này.
img
Ô nhiễm không khí hiện là một vấn nạn ở Malaysia Ảnh: AP

Cuộc nghiên cứu trên cho thấy tình trạng ô nhiễm không khí ở Malaysia, đặc biệt là các khu vực công nghiệp hóa cao độ như Thung lũng Klang, được xác định bởi các chất thải và có thể phân chia thành các giai đoạn khói mù và không có khói mù. Theo đó, trong giai đoạn không có khói mù, chất thải từ xe cộ chiếm đến hơn 70% tổng các chất thải ở khu vực thành thị và cho thấy rõ 2 cao điểm về sự khác biệt của các chất gây ô nhiễm trong suốt 24 giờ. Các nhà nghiên cứu nêu rõ: “Cao điểm về số lượng chất gây ô nhiễm vào buổi sáng chủ yếu là do thải ra từ xe cộ vào giờ cao điểm, trong khi buổi tối thì phần lớn được quy cho các điều kiện về địa chất, sự bất ổn định của khí quyển và tốc độ gió”.

Chất lượng không khí ở Malaysia đã bị hủy hoại từ năm 1970. Nhóm tác giả công trình nghiên cứu cảnh báo rằng nếu không áp dụng các biện pháp đối phó có hiệu quả, các chất thải sulphur dioxide, nitrogen oxide, hydrocarbon và carbon monoxide sẽ tăng hơn gấp đôi so với mức độ năm 1992.

Theo Anthony Tan - Tổng Giám đốc Trung tâm Công nghệ, Môi trường và Phát triển - ô nhiễm không khí càng tệ hại hơn khi Malaysia đang đô thị hóa ngày càng nhiều với mật độ dân số và xe cộ cao ở các thành phố như Kuala Lumpur, Penang và Johor Baru. Ông cho rằng những khu vực đô thị này hiện không thể kiểm soát tình trạng ô nhiễm bằng kiểu cũ, còn áp dụng giải pháp pha loãng mức độ ô nhiễm là chuyện bất khả thi. “Chính phủ phải theo hướng khuyến khích người dân sử dụng xăng không chì. Malaysia vẫn còn tụt hậu nếu xét về phương diện này” - ông Tan nhận định.

Luật pháp chưa nghiêm

Ông Anthony Tan cho rằng luật pháp Malaysia cần quy định hình phạt nặng hơn đối với những kẻ phạm tội đốt rừng công khai, đặc biệt là những công ty cây trồng lớn áp dụng biện pháp đốn cây rừng và đốt bỏ trong quá trình phát quang. Theo ông, việc thi hành luật pháp liên quan đến vấn đề này luôn là một dấu hỏi vì chẳng bao nhiêu người bị kết tội và bị trừng trị dù tình trạng khói mù vẫn cứ xảy ra ở nước này 2 lần trong 1 năm.

Điều đáng nói là hệ thống giá trị ở Malaysia tập trung vào cá nhân chứ không phải tập thể đang xâm hại đến sự phát triển bền vững của xã hội. Các chuyên gia cho rằng người dân nước này cần thoát khỏi “văn hóa muốn” và chuyển sang “văn hóa nhu cầu” bền vững hơn nếu họ thực sự muốn tìm giải pháp cho vấn đề ô nhiễm. Trong khi đó, ở mức độ toàn khu vực, các nước ASEAN tỏ ra đoàn kết trong vấn đề này. Malaysia hợp tác với các nước láng giềng trong khối ASEAN để đương đầu với tình trạng ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, Indonesia và Philippines còn phải thông qua Hiệp ước ASEAN về tình trạng ô nhiễm khói bụi xuyên biên giới.

Hãng tin Bernama nhận định giống như Malaysia, Hồng Kông cũng gặp tình trạng ô nhiễm không khí bắt nguồn từ phía Nam Trung Quốc, đặc biệt là ở tỉnh Quảng Đông. Malaysia và Indonesia có thể áp dụng khuôn mẫu hợp tác Hồng Kông - Trung Quốc để đối phó với tình trạng ô nhiễm và cải thiện chất lượng không khí vốn có nguy cơ gây ra các căn bệnh về hô hấp và tác hại đến sức khỏe cộng đồng.

Tác nhân gây ung thư

Theo website Malaysia Sun, Cơ quan Quốc tế nghiên cứu về bệnh ung thư (IARC) cho biết các chuyên gia hàng đầu thế giới đã kết luận rằng tình trạng ô nhiễm không khí có thể gây ra ung thư phổi và làm gia tăng nguy cơ ung thư bàng quang. IARC gọi ô nhiễm không khí là tác nhân gây ung thư lan rộng nhất và tệ hại nhất. Đây là lần đầu tiên các chuyên gia trên thế giới tuyên bố tình trạng ô nhiễm ngoài trời là một nguyên nhân gây ung thư.

Các nhà khoa học khẳng định họ đã có bằng chứng cho thấy nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi ở con người càng tăng lên nếu như họ phải chịu đựng mức độ ô nhiễm không khí ngày một nhiều hơn. Tiến sĩ Kurt Straif, giám đốc bộ phận chuyên khảo của IARC, phân tích: “Bầu không khí chúng ta hít thở vào đã bị ô nhiễm bởi hỗn hợp các chất gây ung thư. Tình trạng ô nhiễm không khí ngoài trời không chỉ là nguy cơ chính đối với sức khỏe nói chung mà còn là nguyên nhân hàng đầu của những cái chết do bệnh ung thư”.

 
 
Kỳ tới: Ô nhiễm nguồn nước
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo