xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phụ nữ mang thai có nên tham gia giải chạy bộ?

Tin, đồ hoạ: Hải Yến

(NLĐO) - Một phụ nữ mang thai 29 tuần vừa hoàn thành chặng đua 5 km trong một giải chạy bộ đã thu hút sự chú ý của nhiều người, phần lớn ý kiến cho rằng việc này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Mới đây, hình ảnh một thai phụ 25 tuổi mang thai 29 tuần tham gia và hoàn thành cự ly 5 km trong một cuộc thi chạy bộ sau gần 41 phút đã thu hút sự chú ý của nhiều người.

Chia sẻ của Th.S-BS Nguyễn Tiến Lộc 

Hiểu rõ thêm về vấn đề này, Báo Người Lao Động đã có trao đổi nhanh với Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tiến Lộc, Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (TP HCM):

. Phóng viên: Vừa qua, hình ảnh một phụ nữ mang thai 29 tuần về đích trong một giải chạy bộ nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Theo bác sĩ, thai phụ tham gia chạy bộ như vậy tiềm ẩn nguy cơ gì?

- Bác sĩ Nguyễn Tiến Lộc: Bản chất của thể thao, khi phụ nữ có thai hoặc đang trong chu kỳ kinh nguyệt đã không nên chạy. Vì khi mang thai, cơ thể tiết ra một số hóc môn làm lỏng lẻo khớp, giúp khung chậu nở ra. Đối với thai 5 tháng được xem là giữa tam cá nguyệt thứ 2, tầm 3 tháng nữa thai nhi sẽ chào đời. Lúc này, khớp của người mẹ lỏng lẻo, dẫn đến hệ thống dây chằng lỏng lẻo theo. Khi người mẹ chạy bộ hoặc làm việc nặng sẽ khiến khớp không vững. 

Đặc biệt, khi chạy bộ đồng nghĩa tiêu hao năng lượng, đường huyết giảm. Ngay cả đối với nam, đường huyết tụt nhiều còn có thể bị xỉu, huống chi thai phụ ngoài cơ thể họ tiêu thụ đường thì ngay cả thai nhi cũng tiêu thụ đường. Nếu sau khi chạy xong, người mẹ bổ sung đường nhưng chưa thể đến ngay thai nhi thì cũng nguy hiểm cho thai nhi. Tất nhiên, vẫn có tỉ lệ may mắn hay không an toàn nhất định nhưng khuyến cáo thai phụ không nên vận động mạnh hoặc chạy bộ.

. Xin bác sĩ cho biết thai phụ tập luyện như thế nào để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé?

- Thai phụ chỉ nên đi bộ hoặc vận động nhẹ nhàng trong khoảng 1-3 km. Nghiên cứu cho thấy đi bộ 3 km đổ lại thì hệ tuần hoàn và hô hấp có thể đáp ứng kịp, không gây hại. Tốc độ tuỳ vào thể lực mỗi người, chỉ cần vừa đi bộ vẫn có thể nói chuyện, không bị đuối hơi là ổn. Lưu ý, đi bộ thể dục khác với chạy bộ.

Thông tin thêm, TS-BS Nguyễn Hữu Trung, Trưởng Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM (cơ sở 2), cho biết tập thể dục khi mang thai không bị cấm, nhưng cần phải hết sức cẩn trọng. Đặc biệt, phụ nữ mang thai ở những tháng cuối thai kỳ chạy bộ tiềm ẩn nhiều nguy cơ. "Bạn có thể lắng nghe cơ thể mình, nhưng liệu bạn có chắc có thể lắng nghe được thai nhi trong bụng hay không. Bởi dù cơ thể của người mẹ vẫn bình thường, nhưng thai nhi vẫn có thể bị ảnh hưởng" - TS Trung nhấn mạnh.

Nếu trường hợp thai bị dọa sinh non, có thể sẽ rất ít cơ hội chào đời đủ tháng. Từ đó, trẻ sinh non sẽ đối mặt với các nguy cơ như thiếu máu, nhiễm khuẩn, viêm ruột hoại tử, vàng da…


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo