xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phủ xanh đất sạt lở bằng cây bản địa

Bài và ảnh: Đức Nghĩa

Trong đợt thiên tai năm 2020, tại tỉnh Quảng Trị có hơn 300 ha rừng tự nhiên bị sạt lở, thiệt hại 100%. Điều đáng mừng là đến nay nhiều diện tích rừng bị thiệt hại đã được người dân và các chủ rừng phủ xanh bằng cây trồng bản địa.

Ông Bùi Văn Thìn, Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa - Đakrông, cho biết trong lâm phần đơn vị quản lý có hàng chục hecta rừng bị thiệt hại do sạt lở. Vừa qua, đơn vị này đã tiến hành trồng phục hồi gần 17 ha rừng tại xã Hướng Linh (huyện Hướng Hóa) để phủ xanh lại những khu rừng bị sạt lở cuốn trôi.

Loài cây được chọn trồng là lim và trẩu, đây là những cây bản địa, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng. "Ngoài việc khôi phục lại diện tích bị cuốn trôi, chúng tôi kỳ vọng loài trẩu sau này sẽ tạo sinh kế, giúp người dân có nguồn thu nhập. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ xây dựng kế hoạch, tiếp tục khôi phục diện tích rừng bị sạt lở còn lại" - ông Thìn khẳng định.

Sau 2 năm trồng, chăm sóc, cây trẩu đã phát triển trên vùng đất rừng sạt lở

Sau 2 năm trồng, chăm sóc, cây trẩu đã phát triển trên vùng đất rừng sạt lở

Đến nay, hơn 42 ha rừng bị sạt lở tại 2 xã Hướng Việt và Hướng Sơn (huyện Hướng Hóa) đã được phủ xanh bằng cây trẩu. Diện tích này được tổ chức Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam (MCNV) hỗ trợ để các cộng đồng một số thôn tại các xã nêu trên thực hiện vào năm 2021. Sau thời gian trồng, chăm sóc, đến nay cây trẩu đã đạt độ cao từ 0,5 - 1 m, tỉ lệ cây bị chết rất ít.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Điều phối viên dự án của MCNV, cho biết người dân được hướng dẫn về kỹ thuật trồng và được hỗ trợ một phần tiền công. Việc phục hồi rừng được thực hiện dưới sự tài trợ của Liên minh châu Âu và MCNV.

"Qua theo dõi, sau thời gian xuống giống, cây trẩu thích nghi và phát triển tốt tại các điểm sạt lở. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi, đánh giá khả năng bám rễ, giữ đất của cây trẩu để có phương án nhân rộng tại các khu vực rừng bị sạt lở" - ông Tùng cho hay.

Chị Hồ Thị Chung (ngụ xã Hướng Sơn), một trong các hộ dân tham gia trồng rừng, bày tỏ rất phấn khởi vì được hỗ trợ trồng lại rừng. Điều này vừa giữ được đất vừa chống sạt lở và đặc biệt về lâu dài khi cây trẩu cho quả, người dân sẽ có thêm nguồn thu nhập.

"Việc nhiều diện tích rừng bị mưa lũ cuốn trôi khiến người dân chúng tôi ai cũng xót xa. Bây giờ, sau 2 năm trồng phục hồi, thấy màu đỏ của đất sạt lở đã được phủ xanh bằng cây trẩu, ai cũng vui mừng. Chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ để khôi phục lại diện tích rừng bị cuốn trôi" - chị Chung nói.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo