xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quy định ghi âm, ghi hình tại phiên toà: Cần hài hoà các bên

Nguyễn Hưởng

(NLĐO)- Theo luật sư, việc hạn chế ghi âm, ghi hình tại toà, nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân, song dự thảo cũng cần phải đảm bảo tính khả thi, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, cá nhân, tổ chức thực hiện chức năng giám sát của mình

Mới đây, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, quy định về việc tham dự và hoạt động thông tin tại phiên tòa, phiên họp là một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm khi thảo luận về dự án Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi).

Quy định ghi âm, ghi hình tại phiên toà: Cần hài hoà các bên- Ảnh 1.

Phóng viên tường thuật một phiên toà qua màn hình. Ảnh: Nguyễn Hưởng

Trong đó có nội dung trong dự thảo Luật quy định tại Điều 141: "Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử, Thẩm phán, người tiến hành tố tụng khác chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc phiên tòa, phiên họp khi có sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa, phiên họp. 4. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ và chủ tọa phiên tòa, phiên họp".

Tại hội nghị, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng việc tổ chức phiên tòa do tòa thực hiện, phải đảm bảo 3 yêu cầu: đúng luật; bảo đảm chất lượng; bảo đảm trang nghiêm, nghiêm túc. Ông lấy ví dụ một vụ án ly hôn, ra trước tòa, chồng nói thế này, vợ nói thế kia, toàn bộ việc đó ghi âm, ghi hình rồi đưa lên mạng là rất phức tạp, xâm phạm đến quyền con người. Họ cũng không muốn cho thế giới biết họ có bao nhiêu tài sản, lý do vì sao phải ly hôn, rất nhiều nội dung nhạy cảm, kể cả người phạm tội cũng vậy.

Chánh án TAND Tối cao cho biết để bảo đảm chất lượng phiên tòa, thế giới không cho truyền thông ghi âm, ghi hình. Lúc xét xử, Hội đồng xét xử, Viện Kiểm sát, luật sư toàn tâm toàn ý cho vụ án, tập trung suy nghĩ cho vụ án mà cứ chĩa máy quay vào mặt thì dễ bị phân tán. Quy định này nhằm bảo đảm các cơ quan tiến hành tố tụng tập trung cao nhất cho việc xét xử, chứ không phải để làm hình ảnh trước truyền thông.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình cũng cho biết tiếp thu ý kiến, dự thảo sẽ quy định tòa án ghi âm, ghi hình phục vụ công tác nghiệp vụ, việc này được lưu trong hồ sơ vụ án. Việc sử dụng cái đó phải bảo đảm quyền con người. Sau này, Viện kiểm sát giám sát thì kiểm tra trên kết quả ghi âm, ghi hình.

Về việc này, Đại biểu quốc hội Phạm Văn Hoà (Đoàn Đồng Tháp) cho rằng quy định về thông tin đối với phiên toà trong Dự thảo luật đã thu hẹp hơn so với luật hiện hành, chưa thuận lợi cho tác nghiệp của báo chí trong phiên toà.

Theo quy định hiện hành, việc ghi âm, ghi hình tại phiên toà phải có sự đồng ý Hội đồng xét xử, và các đương sự, người tham gia tố tụng khác. Luật hiện hành đang rất tốt vì ghi âm, ghi hình tại phiên toà phải hỏi xin ý kiến của chủ toạ phiên toà và chủ toạ đồng ý mới được thực hiện.

Nêu quan điểm về nội dung này, luật sư Trần Xuân Tiền (Đoàn luật sư TP Hà Nội), cho rằng dự thảo không quy định rõ, trường hợp nào chủ tọa đồng ý và trường hợp nào thì được phép ghi âm, ghi hình. Điều này không loại trừ trường hợp chủ tọa phiên tòa lợi dụng quy định pháp luật để gây khó dễ, hạn chế hoạt động tác nghiệp của cá nhân, tổ chức, trong đó có hoạt động của phóng viên, báo chí, điều này mâu thuẫn với Điều 25 Luật Báo chí 2016 quy định về quyền được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai của nhà báo.

Do vậy, không nên hạn chế ghi âm, ghi hình tại phiên tòa, phiên họp. Bởi lẽ, ghi âm, ghi hình là công cụ để người dân, các cơ quan báo chí giám sát các hoạt động tố tụng của cơ quan, người tiến hành tố tụng theo hướng góp phần xây dựng việc giải quyết vụ án khách quan, dân chủ. 

"Mục đích của hoạt động ghi âm, ghi hình là điều cần quan tâm, vì cá nhân, tổ chức ghi âm, ghi hình ngoài mục đích nhằm giám sát khi sử dụng phải được sự đồng ý của họ, còn nếu sử dụng hình ảnh của người khác mà không xin phép, hoặc xúc phạm gây ảnh hưởng đến danh dự uy tín, nhân phẩm của họ thì tùy hành vi, tính chất, mức độ thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại. Phải chăng, nên đặt ra trường hợp hạn chế ghi âm, ghi hình khi đối tượng là người chưa thành niên, người nổi tiếng…. vì lí do giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật kinh doanh, đời tư cá nhân theo yêu cầu chính đáng của họ"- luật sư Tiền phân tích.

Theo vị luật sư thuộc Đoàn luật sư TP Hà Nội, việc hạn chế ghi âm, ghi hình nhằm đảm bảo quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền hình ảnh của cá nhân, tránh trường hợp sử dụng hình ảnh trái đạo đức, pháp luật. Tuy nhiên, dự thảo cũng cần phải đảm bảo tính khả thi, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, cá nhân, tổ chức thực hiện chức năng giám sát của mình. 

Do đó, cần thiết rà soát, bổ sung và sửa dự thảo theo hướng không nên hạn chế hoạt động ghi âm, ghi hình tại phiên tòa của các cá nhân, tổ chức nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo