xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sản phẩm AI Việt đặt chân ra thị trường

Bài và ảnh: LÊ THÚY

Một số doanh nghiệp Việt bắt đầu thương mại hóa sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo với hiệu suất cao gấp nhiều lần máy móc truyền thống

Tại một triển lãm về điện tử và thiết bị thông minh được tổ chức tại TP Hà Nội mới đây, Công ty CP Công nghệ Viễn thông - Tin học (Comit Corporation) đã giới thiệu thiết bị nhận diện khuôn mặt bằng trí tuệ nhân tạo (AI) để phục vụ chấm công. Thiết bị này có thể nhận diện 6 người/giây ngay cả khi đang di chuyển, đeo khẩu trang hoặc kính.

Tăng năng suất, hiệu quả công việc

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, bà Nguyễn Thị Hoa, Giám đốc Comit Corporation, cho biết sản phẩm này được đưa ra thị trường từ tháng 4-2024 và nhận được nhiều phản hồi tích cực.

Với khả năng nhận diện gương mặt vượt trội - gấp 12 lần so với cách chấm công truyền thống bằng thẻ, vân tay, công nghệ AI hỗ trợ chấm công đến 1.000 công nhân chỉ trong 8 phút, giúp giảm ùn tắc vào giờ cao điểm. Đáng chú ý, thiết bị tích hợp AI này có giá chỉ khoảng 40 triệu đồng. "Nhiều công ty quy mô lớn thường gặp tình trạng gian lận chấm công hay máy chấm công không ghi nhận dữ liệu. Chúng tôi nghiên cứu phát triển công nghệ AI nhận diện khuôn mặt ứng dụng vào thiết bị chấm công để giải quyết những thách thức này cho doanh nghiệp (DN)" - bà Hoa nói.

Tại một gian hàng khác ở triển lãm, nhiều khách hàng thích thú khi tận mắt xem mô hình robot của Tập đoàn Rạng Đông với khả năng sắp xếp, phân loại sản phẩm. Một kỹ sư của tập đoàn giới thiệu đây chỉ là một công đoạn mô phỏng của dây chuyền sản xuất lớn. Trước đây, DN phải dùng nhân công ở nhiều khâu nhưng hiện nay, nhờ ứng dụng AI vào robot, có thể giảm 30%-50% lao động trong khi năng suất và hiệu quả tăng lên. Tập đoàn này kỳ vọng sau khi ứng dụng robot AI thành công trong nhà máy của mình, có thể tiến tới chuyển giao công nghệ cho các DN khác.

Trải nghiệm giải pháp nhà thông minh với tính năng điều khiển thiết bị gia dụng từ xa

Trải nghiệm giải pháp nhà thông minh với tính năng điều khiển thiết bị gia dụng từ xa

Không chỉ hỗ trợ hoạt động của DN, AI còn được ứng dụng vào giải pháp nhà thông minh. Công ty CP Công nghệ Công nghiệp Vconnex mới đây giới thiệu giải pháp nhà thông minh với chi phí từ 1 triệu đồng. Chủ nhà có thể sử dụng smartphone để giám sát, điều khiển từ xa, hẹn giờ... đối với nhiều thiết bị trong nhà. Chẳng hạn, bật bình nước nóng khi đang ở nơi làm việc để khi về nhà có sẵn nước ấm; điều khiển hoặc hẹn giờ tưới cây tự động; bảo vệ sân vườn đa lớp nhằm tránh kẻ gian đột nhập...

Bài toán khó về nhân lực

Ông Nguyễn Đức Long, Giám đốc chuyển đổi số Viện Công nghệ Blockchain và AI, đánh giá AI không chỉ là xu hướng mà đã trở thành công cụ thiết yếu giúp DN tối ưu hóa quy trình và duy trì lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh công nghệ đang biến đổi nhanh chóng. "Ứng dụng AI giúp DN nâng cao hiệu suất, bảo mật và khả năng thích ứng trước biến động của thị trường. AI còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như y tế, chẩn đoán bệnh, hỗ trợ phẫu thuật, giao thông thông minh, phân tích dữ liệu tài chính, ngăn chặn gian lận..." - ông Long nêu.

Ông Long khuyến nghị các DN khi ứng dụng AI nên bắt đầu từ dự án nhỏ; chú trọng tuân thủ bảo mật; xây dựng đội ngũ chuyên gia; theo dõi, đánh giá hiệu quả định kỳ...

Bà Nguyễn Thị Hoa cho rằng sử dụng sản phẩm AI trên thực tế sẽ luôn phát sinh nhiều vấn đề, không thể đạt hiệu quả hoàn hảo như khi nghiên cứu. Ví dụ, máy chấm công có thể gặp sự cố mất điện, mất kết nối internet, ánh sáng không bảo đảm để nhận diện chính xác... Do đó, DN phải tiếp tục hoàn thiện sản phẩm để có thể làm chủ các tình huống thực tế. "Chúng tôi muốn xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài thông qua văn phòng của công ty tại Myanmar, Philippines. Rất mong Nhà nước tạo điều kiện cho DN ứng dụng sản phẩm công nghệ AI "made in Vietnam"; hỗ trợ DN thực thi tốt các quy định, chính sách về bảo mật dữ liệu bởi đây là lĩnh vực mới, khó tránh khỏi lúng túng" - giám đốc Comit Corporation kiến nghị.

Theo các chuyên gia, để đẩy mạnh phát triển công nghệ AI, Việt Nam cần có chính sách khuyến khích, thử nghiệm giải pháp công nghệ này vào hoạt động của các DN, cơ quan, tổ chức. Đặc biệt là cần chính sách đào tạo nhân lực về AI ở trong nước cũng như thu hút nhân tài người Việt ở nước ngoài về làm việc.

Về phía cơ quan quản lý, Bộ Thông tin và Truyền thông đang hoàn hiện dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số - được kỳ vọng sẽ có thêm nhiều chính sách hỗ trợ DN phát triển AI như ưu đãi thuế thu nhập DN; miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuê đất... 

Theo báo cáo "Chỉ số sẵn sàng AI của Chính phủ" do Oxford Insights (Anh) thực hiện, năm 2023, Việt Nam xếp thứ 5 trong khu vực ASEAN.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo