Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam đang chịu áp lực cạnh tranh lớn về giá thành, chi phí sản xuất, công nghiệp, an toàn môi trường, sức khoẻ người lao động… Nhiều thương hiệu lớn trên thế giới đã bắt đầu quan tâm và đưa các yếu tố về trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường vào tiêu chí chọn đối tác hợp tác.
Thông tin tại hội thảo cũng cho biết những rào cản kỹ thuật về môi trường áp dụng cho ngành dệt may đã xuất hiện khá rõ nét trong thời gian gần đây. Một số thị trường phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu… đã bắt đầu áp dụng rào cản kỹ thuật về môi trường để hạn chế nhập khẩu sản phẩm dệt may từ Việt Nam. Do vậy, cải tiến công nghệ sản xuất theo hướng xanh, sạch, giảm thiểu sử dụng năng lượng là giải pháp cần thiết để tăng năng lực cạnh tranh.
Doanh nghiệp dệt may phải hướng tới sản xuất xanh
Ông Nguyễn Thanh Hà, đại diện Dự án Usaid (Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ), cho biết doanh nghiệp phải giảm thiểu khí thải, nước thải… trong quá trình sản xuất để phát triển xanh. Usaid đang phối hợp với Bộ Công Thương hỗ trợ nâng cao năng lực tiết kiệm năng lượng cho các doanh nghiệp dệt may; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn triển khai dự án tiết kiệm năng lượng.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, trung bình mỗi năm, ngành dệt may Việt Nam tốn 3 tỉ USD cho năng lượng sản xuất. Trung bình mỗi năm, doanh nghiệp dệt may tiêu thụ 7 triệu kWh, phát thải 4,2 - 4,5 triệu tấn CO2.
Bình luận (0)