icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sao Hỏa rơi vào "vòng lặp tử thần", không còn sự sống

Anh Thư

(NLĐO) - Một nghiên cứu mới từ Mỹ đã chỉ ra thủ phạm lớn nhất biến Sao Hỏa từ một thế giới giống Trái Đất thành "sa mạc băng".

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Chicago (Mỹ) đã phân tích dữ liệu từ robot thám hiểm Sao Hỏa Curiosity của NASA và phát hiện ra "vòng lặp tử thần" xảy ra đối với hành tinh này hàng tỉ năm qua.

Theo SciTech Daily, các bằng chứng mà Curitosity và nhiều tàu vũ trụ khác từng tìm được trước đây cho thấy Sao Hỏa từng ngập nước giống Trái Đất và có thể còn có cả một thế giới sự sống phong phú.

Điều gì khiến Sao Hỏa mất nước và trở thành thế giới chết chóc? Câu hỏi đó có thể được trả lời bởi nghiên cứu mới.

Sao Hỏa rơi vào "vòng lặp tử thần" nên không còn sự sống - Ảnh 1.

Đường lên núi Sharp của Sao Hỏa, nơi Curiosity tìm ra phiến đá chứng minh cho "vòng lặp tử thần" - Ảnh: NASA/JPL-Caltech

Trên tạp chí Nature, nhóm tác giả dẫn đầu bởi TS Edwin Kite chỉ ra các bằng chứng cho thấy Sao Hỏa trải qua các giai đoạn ấm áp ngắn ngủi do Mặt Trời sáng dần.

Tuy nhiên, trong những giai đoạn này, nước lỏng trên bề mặt lại làm CO2 trong khí quyển bị khóa vào đá carbonate.

Khí quyển vì thế mỏng đi, khiến Sao Hỏa nhanh chóng trở lại trạng thái lạnh và khô hạn.

Điều này dẫn đến một kịch bản khác dành cho lịch sử hành tinh đỏ: Nó vốn là một hành tinh sa mạc ngay từ đầu chứ không được sinh ra giống Trái Đất, chỉ thỉnh thoảng trải qua các giai đoạn có nước.

Cũng theo lập luận mới này, Trái Đất và Sao Hỏa vốn đã có những khác biệt cốt lõi. Trái Đất có chu trình carbon cân bằng hơn (CO2 từ núi lửa trở lại khí quyển) giúp duy trì sự ổn định.

Còn Sao Hỏa ít hoạt động núi lửa hơn nhiều nên CO2 bị khóa vào đá không được bổ sung đủ, dẫn đến khí quyển của nó luôn bị mỏng hơn và vì thế lại càng dễ bị biến đổi khí hậu khốc liệt hơn trước các tác động từ bên ngoài.

Một phát hiện mới của Curiosity, được NASA công bố đầu năm nay, đã mở ra hướng nghiên cứu nói trên.

Curiosity đã tìm thấy một loại đá giàu cacbonat trên bề mặt Sao Hỏa, được ví như một mảnh ghép còn thiếu mà các nhà khoa học đã tìm kiếm trong nhiều năm.

Để có nước lỏng, sao Hỏa phải có bầu khí quyển dày hơn được tạo thành từ khí nhà kính như carbon dioxide. Nhưng ngày nay bầu khí quyển của nó rất ít carbon dioxide, để lại một câu đố về nơi carbon đã bị chôn giấu.

Giải thích đơn giản nhất là nó bị hút xuống đá, giống như trên Trái Đất, nhưng suốt nhiều năm Curiosity không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về đá giàu cacbonat.

Giờ đây, trên núi Sharp của Sao Hỏa, nó đã tìm thấy thứ cần tìm. Nhóm nghiên cứu vẫn đang làm việc để tìm hiểu xem liệu loại đá đó phổ biến trên hành tinh đỏ đến mức nào.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo