xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sâu nặng nghĩa đồng bào

BÙI PHAN THẢO

Suốt mấy ngày qua, nhất là trong 2 ngày 6 và 7-9, người dân cả nước hướng về phía Bắc - nơi cơn bão số 3 (Yagi) tràn vào - với bao nỗi phập phồng.

 Sau mấy năm hứng chịu những cơn bão từ biển Đông với cường độ không quá lớn, không gây nhiều thiệt hại thì lần này, bão số 3 hoành hành trên khu vực rộng với mức độ nguy hiểm khó lường.

Trong cả ngày 7-9, cơn bão đã tràn vào với sức tàn phá khủng khiếp, dù chúng ta đã căng sức phòng chống với tinh thần bảo đảm an toàn cao nhất cho người dân và thiệt hại ít nhất về tài sản. Đúng như cha ông ta đã đúc rút kinh nghiệm về những trận bão lớn năm Thìn - nhất là chu kỳ 60 năm của nó trong lịch sử, từng gây bao tang thương như các trận bão năm 1904 và 1964 - thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra vô cùng lớn, tàn phá nghiêm trọng các tỉnh, thành miền Bắc.

Tính đến trưa 8-9, đã có ít nhất 14 người thiệt mạng, hàng chục người mất tích và bị thương nặng; hàng ngàn căn nhà, cơ sở sản xuất, thuyền bè... bị tốc mái, đổ sập, cuốn trôi; diện tích cây trồng và hoa màu cùng số lượng vật nuôi bị thiệt hại rất lớn...

Sau bão, mưa lớn và sạt lở đất tiếp tục uy hiếp các tỉnh, thành: Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Hòa Bình, Bắc Giang, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La... Nhiều gia đình ở các địa phương này lâm vào cảnh màn trời chiếu đất hoặc bỗng chốc trắng tay sau bão. Nhiều hoàn cảnh hết sức thương tâm khi thiên tai bất ngờ cướp mất người thân ra đi mãi mãi…

Nhằm tiếp sức đồng bào các tỉnh, thành phía Bắc gượng dậy sau thiên tai, Báo Người Lao Động kêu gọi bạn đọc ở mọi miền đất nước cũng như đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài chung tay giúp đỡ. Báo Người Lao Động sẵn sàng làm cầu nối tiếp nhận tiền và vật phẩm ủng hộ người dân chịu thiệt hại bởi bão số 3 và mưa lũ sau bão.

Tương thân tương ái đã thành truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Chúng ta sẵn sàng giúp nhau qua cơn hoạn nạn, "dựng lại người, dựng lại nhà" sau những hoang tàn, đổ nát, làm lại từ hai bàn tay trắng. 

Người dân miền Trung đã quen với với những trận bão quét qua, lũ dâng ngập nhà, đặc biệt là trận lụt năm Thìn 1964 khiến hàng ngàn người thiệt mạng. Với người dân miền Bắc, nhất là vùng núi, những trận lũ quét, sạt lở đất cũng gây ra biết bao thảm họa. Còn với người miền Nam, dù hiếm hoi song vẫn chứng kiến những trận bão kinh hoàng năm 1904 hay năm 1997, gây ra bao tổn thất về nhân mạng và tài sản.

Vài chục năm trở lại đây, cả nước đã chủ động phòng chống bão lũ với sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và người dân nên mức độ thiệt hại đã được hạn chế phần nào. 

Song, với những trận bão lũ quá lớn thì hậu quả vẫn rất nặng nề. Thương biết bao những cảnh đời khó khăn sau bão lũ, nhất là người già, em thơ sống với bệnh tật, mồ côi, khó nghèo…

Sau thiên tai, cả nước lại "lá lành đùm lá rách", giúp dân vùng bão lũ gượng dậy. Những cuộc vận động từ các cơ quan báo chí như Báo Người Lao Động nhiều năm qua luôn nhận được sự chung tay góp sức của bạn đọc, bởi tình Tổ quốc - nghĩa đồng bào luôn là điều thiêng liêng, cao quý trong mỗi người dân Việt. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo