xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sóc Trăng: Tập huấn theo dõi và tính toán phát thải khí nhà kính cho canh tác lúa

Thu Tâm - Thu Ngọc

(NLĐO) - Các đại biểu được nhóm giảng viên ToT FarMoRe tỉnh Sóc Trăng giới thiệu về các nguồn phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa

Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu của Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030", Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức lớp "Tập huấn theo dõi và tính toán phát thải khí nhà kính cho canh tác lúa bằng công cụ số FarMoRe" với hơn 30 đại biểu tham dự.

Sóc Trăng: Tập huấn theo dõi và tính toán phát thải khí nhà kính cho canh tác lúa- Ảnh 1.

Các đại biểu tại buổi tập huấn

Tham dự lớp tập huấn, các đại biểu được nhóm giảng viên ToT FarMoRe tỉnh Sóc Trăng giới thiệu về các nguồn phát thải khí nhà kính và các kỹ thuật giảm phát thải trong canh tác lúa; Các cách tính toán lượng phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa; Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng phần mềm FarMoRe trên điện thoại thông minh để cập nhật thông tin về kỹ thuật canh tác, hiểu rõ dữ liệu được thu thập, diễn giải và phân tích dữ liệu trong đánh giá thực hành canh tác và tính toán lượng phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa từ phần mềm FarMoRe.

Tại buổi tập huấn, đại biểu đã thực hành nhập thông tin sản xuất đồng ruộng và tính toán được lượng phát thải khí nhà kính (tấn CO2 tương đương/ha/vụ) trên tổng số diện tích lúa được khảo sát từ ứng dụng FarMoRe.

Nhằm làm giảm chỉ số phát thải khí nhà kính trong quá trình canh tác lúa thì một số yếu tố và điều kiện cần được nông dân quan tâm thực hiện như: hạn chế để ruộng ngập nước liên tục trước khi xuống giống, khuyến cáo để ruộng ngập nước dưới một tháng trước khi tiến hành xuống giống; cày vùi rơm của vụ trước ít hơn 30 ngày; quản lý nước "ngập khô xen kẽ", rút nước để mặt ruộng khô 2 lần hoặc nhiều hơn; bón cân đối lượng phân đạm; thu hoạch lúa đúng thời điểm (độ chín từ 85%-90%) hạn chế kéo dài thời gian sinh trưởng của cây lúa trên đồng; thu rơm để làm nấm, thức ăn gia súc, phân bón sinh học,...hoặc bán rơm sau khi thu hoạch; hạn chế đốt, cày vùi rơm, rạ trong đất ngập nước.

Phát biểu tại lớp tập huấn, bà Trần Thị Mỹ Hạnh – đại diện Cục Trồng trọt - cho biết để hoàn thành các mục tiêu mà Đề án "Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030" đề ra, đòi hỏi các hợp tác xã, tổ hợp tác phải tuân thủ "Quy trình kỹ thuật áp dụng cho một triệu héc-ta lúa chất lượng cao và phát thải thấp" trong đó đảm bảo rút nước 3 lần/vụ; đảm bảo tất cả các thành viên của hợp tác xã, tổ hợp tác phải được tập huấn, sử dụng công cụ kỹ thuật số FarMoRe để tính toán và nắm được lượng phát thải khí nhà kính từ ruộng lúa của mình phát thải ra, từ đó giúp cho nông dân chủ động điều chỉnh, cân đối lại quy trình sản xuất lúa ở vụ tới nhằm giảm chỉ số phát thải khí nhà kính.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo