Sau lá thư này, một luật sư giấu tên ở Chicago đã gửi đến công ty của Whitney lá thư dọa công bố những chuyện riêng tư, bí mật của nữ ca sĩ này nếu không trả 100.000 USD. Lần này, vụ việc được FBI tiến hành điều tra.
Whitney từng nói với FBI rằng cô ấy không biết gì về lá thư nặc danh trên. Cô thừa nhận có kể chuyện cá nhân cho luật sư đã gửi thư tống tiền nhưng không phải chi tiết có khả năng gây ảnh hưởng đến sự nghiệp của cô. Cuối cùng, FBI kết luận vụ việc vẫn chưa đủ bằng chứng để truy tố.
Các lá thư đe dọa Whitney được tổng hợp trong suốt từ năm 1988 đến 1993 nhưng không công bố chi tiết từng vụ việc. Khi ở đỉnh cao sự nghiệp, Whitney liên tục nhận thư, hoa và quà cùng những lời đe dọa của “fan cuồng”.
Hồ sơ của FBI cũng ghi nhận hai vụ đe dọa Whitney nhưng cả hai đều “lành tính”. Trường hợp đầu tiên là người đàn ông ở Vermont, Mỹ gửi cho danh ca này 79 lá thư trong hơn 17 tháng sau khi đã viết thư cho cha của Whitney là ông John. Qua điều tra, FBI kết luận người đàn ông này là chỉ là một người hâm mộ bị ám ảnh.
Trường hợp thứ hai là người đàn ông Hà Lan gửi đoạn video đe dọa Whitney. Người này tự xưng là “Tổng thống châu Âu” và tuyên bố sở hữu Brazil. Sau khi bị FBI đe dọa sẽ truy tố, người này không quấy rầy Whitney nữa.
Cuối năm 2012, hơn 10 tháng sau cái chết đột ngột của Whitney Houston, Paul Huebl - thám tử tư công bố rằng ông có một video chứng minh nữ ca sĩ này đã bị giết bởi bọn buôn ma túy. Ông này cho biết sẽ chuyển cho FBI những chứng cứ thu thập được và hy vọng họ sẽ mở cuộc điều tra, tin rằng nếu đặt tất cả bằng chứng vào nhau có thể thấy rõ dấu hiệu giết người. Đến nay, FBI vẫn chưa trả lời về vụ việc.
Trước đó, căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm cuối cùng, cơ quan điều tra đã thông báo chính thức nguyên nhân cái chết của Whitney là bị chết đuối do ảnh hưởng của tình trạng xơ vữa động mạch (là nguyên nhân nền tảng quan trọng của đột quỵ, cơn đau tim, các loại bệnh tim gồm suy tim ứ huyết và hầu hết các bệnh tim mạch nói chung) và sử dụng cocaine.
Bình luận (0)