xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lúa tròn, rượu ngọt… Tết Raglai

Bài-ảnh: Lê Trường

(NLĐO) - Trong tâm thức của nhiều người, bà con Raglai không có Tết. Tuy nhiên, trong cộng đồng thiểu số này vẫn tồn tại những phong tục mà thời gian, không gian diễn ra, ý nghĩa của nó không khác gì Tết Nguyên Đán.

Hằng năm, khoảng từ giữa cuối tháng Chạp đến đầu tháng Giêng, sau khi thu hoạch xong bắp, lúa, đồng bào Raglai háo hức vui Tết Đầu lúa - "ăn lúa mới”.

img
Những thiếu nữ Raglai “khoe sắc” trong những ngày Tết Đầu lúa
 
Tại các thôn bản Raglai, từ sớm tinh mơ, đã nghe tiếng cắc – cùm - cum của nhịp chày giã gạo, vang vọng núi rừng. Chén gạo trắng đầu năm mới được các thiếu nữ Raglai mang làm cốm, nấu thành cơm cùng với thịt heo nướng, heo luộc để dâng cúng yàng (thần) trước khi khai tiệc gia đình và đãi khách.
                                 
Tết “ăn lúa mới” là nghi lễ nông nghiệp đánh dấu một chu kỳ sản xuất. Trong tâm tưởng của người Raglai, tập tục này nhằm tạ ơn trời đất đã phù hộ cho mưa thuận, gió hòa, bản làng yên ấm, mùa màng bội thu. Đây cũng là dịp để người thân trong dòng tộc gặp mặt, thăm hỏi nhau. Tết này diễn ra trong 3 ngày. Các thành viên trong nhà tất bật lo Tết. Đàn ông lo dọn dẹp nhà cửa, sắp đặt bàn lễ; phụ nữ thì rang lúa mới, giã cốm, nấu nướng… 
 
img
Các cô gái Raglai thường tập bắn nỏ trong những ngày Tết Đầu lúa
 
Như một lẽ tự nhiên, vào dịp này, các thành viên của đội mã la thôn bản đến từng nhà phục vụ bà con. Khi thầy cúng cất lên giọng hát ru mang ý nghĩa hàm ơn hạt lúa, hạt bắp nuôi sống con người, thì đội mã la đồng loạt tấu nhạc. Tiếng mã la trầm hùng, vang vọng khắp núi rừng, thúc giục những chàng trai, thiếu nữ vùng sơn cước băng rừng về dự. Giữa đại ngàn hùng vĩ, tiếng mã la âm vang thâu đêm. Dưới chân nhà sàn, bên ánh lửa bập bùng, từng tốp nam thanh, nữ tú Raglai vui chuyện với nhau, bên ché rượu cần. Có những cặp đôi, qua mùa “ăn lúa mới” đã nên nghĩa vợ chồng.
 
Đồng bào Raglai vốn dĩ hiếu khách. Những người từ dưới xuôi lên chung vui lễ hội được họ mời uống rượu cần, ăn cơm lam với thịt nướng. Ông Chamalea Liệu, người nhiều tuổi ở thôn Tà Lú 1, xã Phước Đại, huyện Bác Ái - Ninh Thuận, bảo Tết “ăn lúa mới” là phong tục lâu đời của đồng bào Raglai. Bà con quan niệm khi thu hoạch xong  mùa màng phải tạ ơn thần rồi mới được ăn, nên nhà nào cũng tổ chức Tết.
 
img
Còn các chàng trai thì tụ hội đánh mã la
 
Một điều rất hay là người Raglai ở Bác Ái, Khánh Sơn - Khánh Hòa, những vùng chiến khu xưa, dịp Tết “ăn lúa mới”, nhà nào cũng lập bàn thờ Bác Hồ để tỏ lòng tôn kính. Bà con bày tỏ: “Nhờ Đảng, nhờ Bác mà tụi mình có được cuộc sống hạnh phúc hôm nay. Ngàn đời, người Raglai không quên ơn”.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo