xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tết "đổ đầu" của người Chăm H'roi

Bài-ảnh: Hồng Ánh

(NLĐO) - Nhằm tạ ơn thần linh đã cho một năm sức khỏe, no đủ, mùa màng bội thu; xua đuổi bệnh tật, xui rủi, cầu mong một năm mới may mắn, người Chăm H’roi ở các tỉnh Phú Yên, Bình Định tổ chức Tết “đổ đầu” với nhiều nghi lễ độc đáo, mang đậm tính nhân văn.

Những ngày cuối năm, các gia đình người Chăm H’roi thảy đều bận rộn. Đàn ông lo sửa sang nhà cửa, chuồng trại, lau chùi các công cụ sản xuất; đàn bà quét dọn nhà cửa, chuẩn bị con gà béo, ché rượu ngon cùng những vật dụng cần thiết khác cho Tết “đổ đầu”.
 
img
 
“Đổ đầu” cho từng thành viên trong gia đình cầu chúc sức khỏe
 
Tất niên của người Chăm H’roi
 
Sáng 25 âm lịch, cả nhà Kpá Y Chứ (ở xã Suối Trai, huyện Sơn Hòa, Phú Yên) dậy rất sớm chuẩn bị cho lễ tết “đổ đầu”. Y Chứ ăn mặc chỉnh tề rồi khấn vái trời đất: “Hôm nay gia đình cúng lễ đổ đầu, xin phép các thần linh cho mang lúa về nấu cơm mới, xin được lấy bầu nước tinh khiết từ nguồn suối mạch rừng, được cắt tiết con gà trống lớn để làm phép đổ đầu”.

Lúa mới từ rẫy về được mang ra xay gạo, nấu cơm. Con gà làm vật hiến lễ được Y Chứ mang ra cắt tiết.

Chóe rượu được mở nắp lá rót một tô lớn đặt lên mâm cúng cùng với con gà trống đã luộc chín. Y Chứ lại lấy một ít rượu cần hòa vào tiết gà để riêng dùng làm phép.

Cả nhà ngồi nghiêm trang bên mâm cúng. Y Chứ vừa khấn vừa bốc gạo vãi lên trời mời Yàng pơkah, Yàng pơsưh về tiễn năm cũ đón năm mới, nhờ Yàng và thần linh phù giúp cho gia đình khoẻ mạnh, mùa màng bội thu.

Nắm gạo thứ hai được Y Chứ cúng vãi ra mời thần núi, thần sông, mời ông bà tổ tiên về cùng con cháu hưởng lễ.

Tết “đổ đầu” là một nghi lễ truyền thống có từ lâu đời, xuất phát từ người Chăm H’roi. tiếng Chăm gọi là Quoai chơ ruh a kơh.

“Chúng tôi không biết tết này có từ khi nào, chỉ biết từ thời ông bà đã đã “đổ đầu” rôi”- Y Chứ cho biết.

Qua một năm lao động nhờ cái đầu biết suy nghĩ, đôi tay, đôi chân khoẻ mạnh mà dân làng no ấm, nên kết thúc năm cũ, để tỏ lòng ơn Yàng và các thần linh phù hộ cho gia đình, Tết “đổ đầu” được xem như lễ tất niên của người Kinh được tổ chức từ ngày 25 đến ngày cuối cùng của năm.

Lễ Tết “đổ đầu” tùy theo kinh tế gia đình sẽ được sắm sửa nhiều hay ít, nhưng không thể thiếu con gà trống lớn và chóe rượu cần.
 
 
img
 
Đến từng chóe rượu để cảm tạ vì đã một năm giúp gia đình no đủ

“Đổ đầu” từ người đến vật

Nghi lễ quan trọng nhất của Tết “đổ đầu” chính là nghi thức “đổ đầu”.

Sau khi hành lễ chính thức, Y Chứ dùng tiết gà trống hòa với rượu cần đổ mấy giọt lên đầu, lên trán của từng thành viên trong gia đình, xua đuổi bệnh tật, cầu cho đàn ông trong nhà có sức khỏe như con hổ, con báo, cho đàn bàn có đôi bàn tay khéo léo, siêng năng…

Thành viên nào trong gia đình chưa được “đổ đầu”, xem như năm cũ vẫn còn, sẽ không được ra khỏi nhà, không được chơi xuân.
Trong quan niệm nhân sinh của người Chăm H’roi, đồ vật cũng có linh hồn. Người Chăm H’Roi luôn dạy con cháu đạo lý “có ơn phải trả” dù ơn ấy là thần linh, là con người hay cả loài vật, đồ vật.

Cũng quan niệm ấy, Tết là thời khắc thể hiện rõ mối giao cảm giữa con người với vạn vật, nên đây là dịp tốt nhất để trả ơn những loài vật, đồ vật đã giúp gia đình một năm làm lụng, cấy cày.
Sau khi “đổ đầu” cho từng thành viên trong gia đình, Y Chứ dùng tiết già hòa với rượu cần tiếp tục “đổ đầu” cho từng con bò, con heo trong chuồng và lại đổ đầu cho từng bậc thang, chóe rượu, từng cái cày, cái rựa đã cùng gia đình lên nương ra rẫy, giúp gia đình có được cuộc sống no đủ.

“Không chỉ tạ ơn những con vật, đồ vật đã giúp gia đình trong năm qua, tết “đổ đầu” cho chúng còn cầu mong chúng sẽ được khỏe, giúp gia đình nhiều hơn trong năm mới”- Y Chứ giải thích.
 
Nét đẹp văn hóa người vùng cao

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Ka Sô Liễng, Tết “đổ đầu” trước đây là một nghi lễ truyền thống của người Chăm H’roi, nhưng trong quá trình giao thoa văn hóa, các dân tộc bản địa sống cùng vùng với người Chăm H’roi như người Êđê, Ba Na cũng tổ chức lễ Tết “đổ đầu” mỗi khi năm cũ qua đi, năm mới lại đến.

“Tôi cho đấy là một nét đẹp văn hóa của người vùng cao trong dịp tết”- ông Ka Sô Liễng nói
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo