- Tôi cảm thấy mình hài lòng với những gì đã đạt được trong nghề. Nhớ lại thuở ban đầu, tôi đến với nghề từ tết năm 1986, lúc ấy vừa ra trường đã nhận được tin Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang thành lập thêm đoàn 3 và dựng vở mới: Y Ban và nàng tiên, Nàng tiên Mẫu Đơn, Người đẹp bến Tiền Châu. Tôi may mắn được tham gia cả ba vở diễn này. Mùa xuân năm đó, tôi cũng chính thức được NSND Phùng Há đặt tên là Kim Tử Long, bà nội nói tôi “con phải là một con rồng vàng trên sân khấu cải lương”. Ban đầu, tôi dự định lấy nghệ danh Hoàng Kim Long cũng là tên khai sinh của tôi nhưng bà nội đã đổi lại và tôi giữ cho đến hôm nay. Mới đó mà đã mấy chục năm trôi qua, ngẫm lại suốt hành trình đã đi, tôi không hối tiếc điều gì.
- Trong kinh Phật có câu nói tôi càng nghĩ càng thấy đúng: “Biết đủ là đủ!”. Mùa xuân chỉ đến sau khi phải vượt qua ba mùa: hạ, thu, đông và thành công chỉ đến khi đã vượt qua nhiều thử thách. Nhưng tôi bằng lòng với những gì mình đạt được không có nghĩa chối từ mùa xuân ở phía trước. Tham vọng, ước mơ ai cũng có và chúng là động lực để ta phấn đấu, vươn tới thành công.
*Tính đến thời điểm hiện nay, với tất cả những thành quả đạt được trong nghề, anh tâm đắc nhất điều gì?
- Thành quả đạt được thì tôi nhớ mãi chuyến đưa nghệ sĩ trong phía Nam ra Hà Nội diễn tại Nhà hát lớn TP Hà Nội. Lúc đó, tiếng pháo tay vang dội của khán giả dành cho NSND Lệ Thủy, Bạch Tuyết, NSƯT Trọng Hữu, Thoại Mỹ, NS Vũ Luân, Tú Sương, Trinh Trinh... đã làm trái tim tôi phấn khởi. Tôi luôn nâng niu những vai diễn hay vì đó cũng là cách để mình cố gắng, nỗ lực trong nghề.
Dừng lại để đi tiếp!
*Một thời Kim Tử Long được biết đến với vai trò ca sĩ, nhiều người thắc mắc vì sao anh lại dừng hẳn sau 10 năm cố gắng?
- Nhờ giải HCV Trần Hữu Trang năm 1992 mà chúng tôi có thêm nghề ca sĩ. Lúc đó các bầu sô, các nhà tổ chức đã mời chúng tôi biểu diễn liên tục. Các rạp Thủ Đô, Nhân Dân, Cây Gõ, công viên Phú Lâm, tụ điểm 126, Trống Đồng... nơi đâu cũng tổ chức biểu diễn ca nhạc. Tôi, anh Vũ Linh, NS Phương Hồng Thủy, Tài Linh, Thoại Mỹ, Thanh Thanh Tâm, Ngọc Huyền... đều làm ca sĩ. Chúng tôi cũng ra album, thu video clip... rất nhiều những dự án cho lối rẽ này. Nhưng sau đó, tôi cũng như các đồng nghiệp dừng lại, tập trung toàn lực vào sân khấu cải lương. Chúng tôi chọn theo nghiệp sân khấu thì phải dừng lại những cái khác để đi hết con đường đã chọn.
*Thực trạng sân khấu hiện nay có làm anh lo lắng cho con đường mình đã chọn?
- Tôi vẫn tràn đầy hy vọng vào sân khấu dù biết nhiều điều mình mong muốn không dễ thành hiện thực. Tôi thấy sân khấu cải lương đã cố gắng đi theo trào lưu mới, không chỉ diễn ở sàn diễn mà đã đến với mọi nhà qua truyền hình, băng dĩa. Thế nhưng, nhìn vào thực trạng có thể thấy hoạt động sân khấu cải lương đang dần khép lại do nhiều nguyên nhân: thiếu rạp, chưa có nhiều kịch bản hay, hoạt động tổ chức chưa chuyên nghiệp và trên hết một số nghệ sĩ ngôi sao vẫn chưa đặt hết tâm huyết vào nghệ thuật.
- Tôi nghĩ tới nghề đạo diễn và hết lòng với việc nghiên cứu, tìm tòi để có thể làm công tác dàn dựng. Tới nay thì tôi đã làm được khoảng 10 vở rồi, chưa kể đến những chương trình truyền hình. Tôi mong có dịp làm việc với nhiều đạo diễn giỏi để học nghề.
*Sau vở Tiếng trống Mê Linh, anh dự định thực hiện vở diễn nào mới?
*Năm nay, anh sẽ tiếp tục làm live show để phục vụ khán giả mộ điệu?
- Đang dự tính cuối năm. Có thể sẽ là một cuộc hội ngộ với hai cô đào đã là bạn diễn của tôi từ năm 1986. Nội dung thế nào thì xin giữ bí mật.
- Tôi cho rằng yếu tố chính vẫn là 5 thập niên trôi qua sân khấu cải lương không có danh ca. Tôi không vỗ ngực xưng tên mình là danh ca vì cảm nhận mình hát vẫn chưa thể hay bằng các cô chú thế hệ đi trước.
- Ngay từ khi khởi đầu xây dựng thương hiệu Chuông vàng vọng cổ, Đài Truyền hình TPHCM đã bộc lộ sự lúng túng khi gọi tên chương trình này là Ngôi sao vọng cổ truyền hình. Thương hiệu rất “kêu” này sang năm thứ hai đã được điều chỉnh là Chuông vàng vọng cổ, xác định đúng mục tiêu: góp phần trả cải lương về với sự chuẩn mực cần có mà bài vọng cổ chính là linh hồn. Nếu các nhà chuyên môn đã khẳng định “phi vọng cổ bất thành cải lương” thì cần trả bài vọng cổ về đúng với chuẩn mực của nó. Đó là sự quy định chặt hơn cách ca, cách thể hiện với dàn nhạc. Mọi việc làm nghiêm túc, chúng ta sẽ có những mầm non nổi trội để uốn nắn thành danh ca.
Còn những dịp biểu diễn trong nước thì kỷ niệm cũng vô số. Nghề hát của chúng tôi sau xuân rồi tới hạ, lênh đênh đời gạo chợ nước sông, nếu không ở miền tây thì ra tận miền trung. NSND Lệ Thủy thường ví von mỗi khi ai đó hỏi: “Cô ơi, cô đang ở đâu?” bằng câu trả lời duyên dáng: “Cô tham gia gặt lúa với bà con miền tây”, hoặc “cô đi biển với ngư phủ miền trung”...
- Tôi nghĩ khác ở sự từng trải bởi không phải ai cũng biết đôi lúc lỗi lầm do mình gây ra nhưng hậu quả có thể kéo dài tận sau này. Tôi đổ vỡ hai cuộc hôn nhân, dù lần nào cũng cố không phải chia tay để níu kéo hạnh phúc gia đình. Tôi không muốn các con mình buồn vì thiếu cha, thiếu mẹ. Nhưng rồi không làm được điều đó, đến nay thì mọi việc đã đâu vào đấy, tôi mong các con mình khi trưởng thành sẽ hiểu và cảm thông cho tôi.
- Tôi thấm thía câu nói của NSND Phùng Há. Bà ghét diễn viên nào vào lớp học mà ra dáng công tử, tiểu thư, quần là, áo lụa. Bà nói: “hãy học cách lăn lộn với cuộc đời trước khi là một ngôi sao”. Sự lăn lộn theo bà không phải là làm hư hỏng bản thân với tứ đổ tường mà phải trải nghiệm nỗi đau của tha nhân.
Hôm chú hai Minh Vương xuất viện sau ca phẫu thuật ghép thận, có điện thoại khoe tôi: “chú khỏe rồi, sắp tham gia chấm thi Chuông vàng vọng cổ. Có sô mày nhớ kêu chú đi cho vui”. Tôi mừng ứa nước mắt. Chúng ta có thể gạt gẫm chính mình khi đi giải phẫu thẩm mỹ chẳng hạn, xóa chỗ này trên mí mặt, bơm chỗ nọ trên cái cằm... nhưng đêm về nhức mỏi vẫn cứ nhức mỏi. Chỉ có tinh thần yêu nghề, niềm đam mê là sống mãi với người nghệ sĩ.
Tôi quý từng giây mình sống!
Dường như tôi chẳng bao giờ mong mình rời xa cuộc sống hiện tại cả! Vì tôi rất tỉnh táo, không phải là mẫu nghệ sĩ thích leo và bay trên mây. Lúc còn trẻ, tôi mơ ước tương lai, sống cho tương lai. Nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có được hào quang mới gọi là đáng sống. Khi có tuổi, có được cái này cái nọ thì hơn lúc nào hết tôi lại sống cho quá khứ, cũng như mình lúc nhỏ thì mong cho mau lớn, lúc lớn thì mong cho trẻ lại. Tóm lại, tôi biết quý những phút giây hiện tại bên tách cà phê như ngay lúc này đây. Ngày nay, “thế giới phẳng” xâm chiếm chúng ta, tôi ngồi đây với bạn nhưng cũng có thể trò chuyện với một người nào khác. Tôi cười đùa, nhăn nhó, giận dữ, bày tỏ trạng thái qua trang mạng cá nhân với một người nào khác mà mình không biết mặt. Và đến lúc quay lại với hiện tại, bắt lại câu chuyện đang trao đổi dở dang thì nhiều khi đã lỡ nhịp! Hiểu ra những điều tầm thường đó, tôi biết quý thời gian hơn, quý phút giây hiện tại, ở đây và bây giờ bên tách cà phê với bạn đọc báo Người Lao Động. |
Bình luận (0)