xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

11 người tử vong vì ngộ độc rượu methanol

D.Thu

(NLĐO)- Theo đánh giá chung của Chính phủ, ngộ độc thực phẩm còn diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, đặc biệt là ngộ độc methanol trong rượu.


11 người tử vong vì ngộ độc rượu methanol - Ảnh 1.

Bệnh nhân ngộ độc rượu methanol được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai

Chính phủ vừa có báo cáo các đại biểu Quốc hội về kết quả thực hiện công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm năm 2017. 

11 người tử vong do ngộ độc rượu methanol

Theo báo cáo này, trong năm 2017, toàn quốc ghi nhận 148 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.087 người mắc, 3.908 người nhập viện và 24 trường hợp tử vong. So với năm 2016, số vụ giảm 26 vụ (14,9%), số mắc giảm 467 người (10,3%), số đi viện giảm 70 người (1,8%), tuy nhiên số tử vong tăng 12 người. Nguyên nhân tử vong tăng chủ yếu là do ngộ độc methanol trong rượu (11 người), độc tố tự nhiên (10 người, do cóc, cá nóc, so biển), 3 trường hợp còn lại chưa xác định được nguyên nhân. 

Tình hình ngộ độc thực phẩm được nhận định là còn diễn biến phức tạp, khó kiểm soát đối với các vụ ngộ độc thực phẩm tại bữa ăn bếp ăn trường học, ngộ độc thực phẩm ở đám cưới, do độc tố tự nhiên (nấm độc, cá nóc, cóc…) và đặc biệt là ngộ độc methanol trong rượu. Ngộ độc tại bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học vẫn có xu hướng tăng và khó kiểm soát.

Đánh giá chung tình hình, Chính phủ cho biết ý thức của người dân về an toàn thực phẩm (ATTP) tăng rõ rệt, nhiều chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn đã phát triển ở các tỉnh, thành với phương thức kiểm soát an toàn thực phẩm tiên tiến, tiếp cận được với cách kiểm soát thực phẩm xuất khẩu đến các thị trường phát triển. Một số tỉnh/thành phố lớn đang nghiên cứu, áp dụng triển khai mô hình thí điểm về thanh tra chuyên ngành ATTP tuyến quận/huyện, xã/phường như Hà Nội, TP HCM và thí điểm thành lập ban quản lý ATTP như Đà Nẵng, TP HCM, Bắc Ninh…

Năm 2017, các đợt kiểm tra không phát hiện mẫu nào vi phạm chất cấm salbutamol (chất tạo nạc) trong 8.090 mẫu nước tiểu, 1.052 mẫu thịt tại các cơ sở giết mổ; tỉ lệ mẫu thịt tươi vi phạm về chỉ tiêu kháng sinh chỉ là 0,63% (21/3.341 mẫu, giảm mạnh so với năm 2016 là 1,76%); tỉ lệ mẫu thủy sản và sản phẩm thủy sản vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh là 0,89% (27/3.002 mẫu, giảm so với năm 2016 là 1,07%); tỉ lệ mẫu rau, củ, quả vi phạm chỉ tiêu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là 0,6% (4/667 mẫu, giảm so với năm 2016 là 2,05%)… Việc xử lý vi phạm nghiêm minh hơn, số tiền xử phạt tăng so với cùng kỳ năm 2015 (tại Hà Nội, số tiền xử phạt tăng 240,4%, TP HCM số tiền xử phạt tăng 212,5%)...

Khó xử lý quảng cáo thực phẩm trên mạng xã hội

Cũng theo báo cáo của Chính phủ, việc nghiên cứu và thực thi hệ thống pháp luật tại địa phương còn chưa đạt yêu cầu. Ở nhiều địa phương, mặc dù tổ chức thanh, kiểm tra nhiều nhưng tỉ lệ xử lý thấp, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, vẫn còn có sự đùn đẩy trách nhiệm giữa các ngành có liên quan. Tình hình buôn lậu thực phẩm qua biên giới còn diễn biến phức tạp. Đặc biệt, đối với các thực phẩm sinh lời cao như thực phẩm chức năng rất dễ dẫn đến làm giả và buôn lậu. Thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ; vi phạm về chất lượng, hết hạn sử dụng… chưa được kiểm soát chặt chẽ, đang có nguy cơ đưa vào tiêu thụ tại các chợ truyền thống, vùng sâu, vùng xa. Tình trạng làm giả giấy tờ của cơ quan tổ chức về lĩnh vực thực phẩm được các đối tượng thực hiện rất tinh vi, các cơ quan chức năng khó kiểm soát.

11 người tử vong vì ngộ độc rượu methanol - Ảnh 2.

Khó quản lý việc quảng cáo các sản phẩm trên mạng

Báo cáo cũng nêu việc chấp hành các quy định về quảng cáo thực phẩm đã có chuyển biến tích cực so với trước đây. Tuy nhiên, việc quản lý quảng cáo trên mạng xã hội (Facebook, Youtube…), trang thông tin điện tử có tên miền từ nước ngoài gặp nhiều khó khăn trong quản lý nội dung quảng cáo, không xác định được chủ thể quảng cáo vi phạm và không có cơ sở để xử lý vi phạm. Đặc biệt, một số website chủ thể đặt máy chủ tại nước ngoài nên cơ quan quản lý Nhà nước khó kiểm soát, khó xử lý, thẩm quyền xử lý đối với cơ sở phát hành quảng cáo như báo, đài, website chủ yếu là Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo