Ăn những múi mít giòn, ngọt mát không những mang lại sự khoái khẩu mà còn giảm lượng đường điều tiết vào máu nhờ dùng đường trái cây thay cho đường từ tinh bột trong bữa cơm. Sau một bữa ăn 20-30 g mít, cơ thể đã nạp 160-180 calo, 1,7-4,5 g protein, 34-42 g glucid, bao gồm nhiều đường đơn như glucose, fructose rất dễ hấp thu, vì thế nên thấy khá no bụng.
Trong 100 g múi mít có 22 mg canxi. Khi vào cơ thể, canxi sẽ đến xương, làm tăng mật độ xương, phòng loãng xương, giúp xương chắc khỏe. Ăn mít cung cấp: vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống ôxy hóa, hưng phấn thần kinh, phòng cảm lạnh; vitamin B6 có thể làm giảm lượng homocystein trong máu, tránh xơ cứng động mạch; nhiều chất xơ giúp phòng ngừa táo bón và về lâu dài giảm ung thư đại tràng.
Mít còn giúp chống bệnh quáng gà vì trong 100 g mít có chứa 100-180 mg beta carotene (tiền vitamin A). Beta carotene còn làm tăng sức sống cho làn da, phục hồi niêm mạc hô hấp và niêm mạc ruột. Trong 100 g mít có 300 mg kali. Chính nhờ giàu kali nên mít giúp duy trì huyết áp ở mức bình thường, phòng ngừa đau tim và đột quỵ. Mít còn chứa nhiều mangan, magiê, đồng… vốn có vai trò trong sự trao đổi chất và hô hấp tế bào trong cơ thể, góp phần điều hòa các nội tiết tố trong cơ thể.
Ngoài ra, trong mít còn chứa các chất như saponin, lignan, isoflavone có tác dụng loại bỏ các gốc tự do sinh ra từ các chuỗi phản ứng sinh hóa trong tế bào, nhờ đó có thể ngăn ngừa được ung thư và chống lão hóa.
Bình luận (0)