Các mạch máu co lại và giãn ra để điều chỉnh huyết áp. Càng co nhiều thì huyết áp càng tăng cao. Dùng điện cơ đồ và điện sinh lý để xem tác động của glucose trên tế bào cơ thành động mạch, họ đã biết được cơ chế kiểm soát sự co hẹp của các mạch máu.
Các cơn đau tim xảy ra khi một động mạch vành (cung cấp máu cùng chất dinh dưỡng và ôxy cho cơ tim) bị nghẽn. Lượng glucose tăng cao vào thời điểm cơn đau tim xuất hiện khiến cho hiện tượng tắc nghẽn nặng nề hơn vì gây co mạch máu, dẫn đến nguy cơ xuất hiện biến chứng cao hơn.
Lượng glucose tăng cao trong máu làm thay đổi trạng thái của các mạch máu, khiến chúng co lại nhiều hơn mức bình thường. Điều này dẫn đến tăng huyết áp hoặc làm giảm lượng máu đến các tạng phủ quan trọng trong cơ thể.
Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy bằng chứng rõ rệt về sự co mạch máu khi có sự gia tăng glucose trong máu. Nhiều người bị cơn đau tim sẽ có glucose máu tăng cao do “đáp ứng stress”, nghĩa là ngay cả bệnh nhân đó không bị đái tháo đường cũng có thể bị tăng đường máu trong thời gian bị cơn đau tim hành hạ.
Nhóm các nhà nghiên cứu trên đã có một thời gian nghiên cứu hậu quả của glucose trên hệ tim mạch, chức năng tim cũng như trong bệnh đái tháo đường. Nghiên cứu năm 2010 cho thấy nồng độ glucose máu tăng cao do bất kỳ nguyên nhân nào (không phải đái tháo đường) là “tiên lượng xấu” về một cơn đau tim xuất hiện sau đó. Trong một nghiên cứu năm 2014, glucose làm tổn thương trầm trọng chức năng của tim, như gây loạn nhịp và loại bỏ các cơ chế bảo vệ nội tại của tim khi bị stress. Tăng đường máu đến mức bệnh lý gây ra những thay đổi rõ rệt ở mạch máu bình thường và cơ tim, đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị.
Từ các nghiên cứu trên, có thể dùng một protein kích khởi, có tên là PKC, để ngăn chặn sự co mạch máu và cải thiện chất lượng điều trị cho bệnh nhân đau tim do tăng cao glucose máu.
Bình luận (0)