Ngày 6-5, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước vẫn đang chữa trị cho 2 bệnh nhân bị ngộ độc nhộng ve sầu là ông Điểu Mỏn (SN 1955) và Điểu Ba (SN 1973, cả 2 cùng ngụ ấp Cây Me, xã Thanh Lương, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước).
Khi mùa ve sầu rộ lên (từ tháng 2 đến tháng 5 âm lịch) trẻ con thường bắt ve sầu làm thức ăn và cho người lớn làm mồi nhậu
Theo thông tin ban đầu, khoảng 14 giờ ngày 4-5, các ông Mỏn, Ba và Điểu Khâm (SN 1985, tất cả ngụ chung ấp) đi đào tìm nhộng ve sầu làm mồi nhậu.
Sau đó, nhóm ông Mỏn đào được ổ khoảng 30 con nhộng ve sầu nằm dưới lòng đất (ve chưa trưởng thành và chưa thoát xác) rồi ngồi ngay trong rẫy điều xào nhậu. Mới ăn được vài miếng, cả 3 đều dừng đũa vì nhộng ve có vị đắng. Sau đó, 3 người đi hái xoài làm mồi nhậu tiếp.
Khoảng 16 giờ cùng ngày, cả 3 người đều có triệu chứng co giật, ói mửa. Ngay sau khi phát hiện, người dân đưa ông Mỏn, Ba và Khâm tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước để cấp cứu. Theo lời kể các nạn nhân, cả 3 người chỉ uống khoảng nửa lít rượu đế.
Sau khi thoát xác, ve có màu trắng sữa rất đẹp. Người ta ăn con ve này.
Sau khi được cấp cứu, hồi sức, đến sáng 6-5, ông Điểu Khâm được xuất viện, ông Điểu Ba đã qua cơn nguy kịch, riêng ông Điểu Mỏn huyết áp vẫn cao, hôn mê sâu.
Theo các bác sĩ, về mặt khoa học, ve sầu có rất nhiều chất đạm. Một số người khi ăn ve sầu có thể bị dị ứng như nổi mề đay, mẩn ngứa khắp người nhưng đó là trường hợp nhẹ. Đối với trường hợp nặng, người bị ngộ độc có triệu chứng sốc phản vệ (khó thở, nôn mửa, co giật…), nặng có thể tử vong. Nguyên nhân được cho là do bệnh nhân ăn ve sầu nhiễm nấm ký sinh.
Bình luận (0)