xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tọa đàm "Bác sĩ gia đình: Hướng tới chăm sóc sức khoẻ toàn diện"

N.Dung

(NLĐO) - Mục tiêu của mô hình bác sĩ gia đình nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục, giúp sàng lọc bệnh tật, chuyển tuyến phù hợp, từ đó giảm tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trên.

Tọa đàm Bác sĩ gia đình: Hướng tới chăm sóc sức khoẻ toàn diện - Ảnh 1.

Toạ đàm "Bác sĩ gia đình: Hướng tới chăm sóc sức khoẻ toàn diện" (Ảnh: Tấn Thạnh)

Thời gian gần đây, bác sĩ gia đình là một mô hình đang được Bộ Y tế tích cực triển khai tại các địa phương. Bộ Y tế đặt ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ nhân rộng và phát triển phòng khám bác sĩ gia đình trên toàn quốc. Đây được xem là biện pháp hỗ trợ đắc lực để y tế cơ sở hoàn thành vai trò "người gác cổng" trong hệ thống y tế, bác sĩ gia đình giúp sàng lọc, giải quyết được phần lớn các bệnh lý thông thường, giúp người dân được chăm sóc toàn diện, có cuộc sống với các chỉ số về sức khỏe tăng và giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên. Đặc biệt, mô hình này góp phần tiết kiệm được kinh phí nằm viện cho bệnh nhân được quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

Video livestream buổi tọa đàm đang diễn ra:

Hiện hoạt động bác sĩ gia đình hiện đã được tổ chức tại nhiều địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP HCM, Cần Thơ với các mô hình khác nhau: Trung tâm bác sĩ gia đình, phòng khám bác sĩ gia đình là cơ sở thực hành của các trường đại học chuyên ngành y, phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân, trạm y tế có hoạt động bác sĩ gia đình…

Trong bối cảnh hiện nay, mô hình bệnh tật đang ngày càng diễn biến phức tạp với xu thế các bệnh không lây nhiễm và tai nạn thương tích gia tăng trong khi công tác quản lý, điều trị và dự phòng các bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm còn nhiều hạn chế. Nhiều bệnh có thể được quản lý và điều trị hiệu quả ở tuyến xã thì bác sĩ gia đình được coi là mô hình chăm sóc sức khỏe ban đầu theo hướng toàn diện và liên tục rất có ý nghĩa đối với cộng đồng. Việc phát triển mô hình bác sĩ gia đình sẽ giúp người dân được chăm sóc toàn diện và liên tục bởi bác sĩ gia đình là những thầy thuốc gắn với dân và gần dân nhất. Họ biết rõ từng người bệnh và những vấn đề liên quan đến sức khỏe gia đình trên cơ sở xem xét lối sống của người bệnh, di truyền trong gia đình...

Dù vậy, trên thực tế, vẫn còn không ít người dân vẫn còn "mơ hồ" về mô hình và vai trò của bác sĩ gia đình. Làm thế nào để bác sĩ gia đình hoàn thiện hơn và đi vào thực tiễn một cách hiệu quả? Để người dân thực sự hiểu biết và tin tưởng vào bác sĩ gia đình?

Xung quanh nội dung này, từ 9 giờ đến 10 giờ30 ngày 29-11, Bộ Y tế và Báo Người Lao Động tổ chức buổi toạ đàm "Bác sĩ gia đình: Hướng tới chăm sóc sức khoẻ toàn diện" với sự tham gia của các khách mời: 

PGS- TS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM

Tọa đàm Bác sĩ gia đình: Hướng tới chăm sóc sức khoẻ toàn diện - Ảnh 2.

PGS-TS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM

 Bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Quận 2, TP HCM 

Tọa đàm Bác sĩ gia đình: Hướng tới chăm sóc sức khoẻ toàn diện - Ảnh 3.

Bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Quận 2, TP HCM

 Bác sĩ Lâm Phước Trí, Trưởng Trạm Y tế phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP HCM

Tọa đàm Bác sĩ gia đình: Hướng tới chăm sóc sức khoẻ toàn diện - Ảnh 4.

Bác sĩ Lâm Phước Trí, Trưởng Trạm Y tế phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP HCM

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo