xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bảo hiểm y tế: Vẫn bàn cãi

Bài và ảnh: Nguyễn Thạnh

Đến nay, cả nước chỉ có 63,7% dân số, tương đương với 55,9 triệu người tham gia bảo hiểm y tế. Phấn đấu đến năm 2020, có 90% dân số tham gia bảo hiểm y tế

img
Đăng ký khám - chữa bệnh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TPHCM
Vai trò của hệ thống chính trị đối với việc huy động người dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) chưa được phát huy đầy đủ. Chất lượng khám - chữa bệnh chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, thủ tục khám - chữa bệnh BHYT phiền hà. Quyền lợi của người tham giam BHYT vẫn bị hạn chế… Những vấn đề này được nêu ra tại hội thảo “Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2011-2015 và 2020” do Bộ Y tế và Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức tại TPHCM ngày 13-8.

Vẫn ít người tham gia

Tại hội thảo, bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), cho biết: “Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2011-2015 và 2020” đặt mục tiêu đến năm 2015 đạt 75% dân số tham gia BHYT và năm 2020 đạt trên 90% dân số có BHYT. Cùng với mục tiêu trên, phải nâng chất lượng khám - chữa bệnh BHYT, đáp ứng nhu cầu của người tham gia BHYT; từng bước đổi mới cơ chế tài chính, phấn đấu đến năm 2015 giảm chi tiêu trực tiếp từ túi của hộ gia đình xuống dưới 40%.

Việc thực hiện mục tiêu trên là rất khó khăn, bởi cũng theo bà Song Hương, đến cuối năm 2011, cả nước mới chỉ có 63,7% dân số (tương đương với 55,9 triệu người) tham gia BHYT. Bên cạnh nhóm tham gia BHYT cao là người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, học sinh, sinh viên thì nhóm có tỉ lệ tham gia thấp là doanh nghiệp (51,3%), cận nghèo (25,2%) và tự nguyện (26,1%).

Ông Vũ Hoàng Cương, Giám đốc BHXH tỉnh An Giang, cho rằng địa phương đã trích ngân sách hỗ trợ 100% BHYT cho đối tượng nghèo, cận nghèo song việc thực hiện BHYT hiện mới đạt chỉ tiêu 53%. Theo ông Cương, một trong những nguyên nhân khiến vẫn còn ít người dân tham gia BHYT là do hỗ trợ BHYT không đúng đối tượng. Chẳng hạn do việc xét duyệt không đúng đối tượng, một bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên thuộc gia đình nghèo, người cận nghèo không có cơ hội tiếp cận BHYT.

Ông Lê Bạch Hồng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, cảnh báo tình trạng vênh chính sách trong thực hiện BHYT hiện nay tiềm ẩn nguy cơ vỡ quỹ. Ông dẫn chứng tại TPHCM, trong năm 2011 có khoảng 800.000 người đóng BHYT tự nguyện với tổng số tiền chỉ 500 tỉ đồng, trong khi quỹ đã thanh toán 1.600 tỉ đồng.

Giải quyết khâu ban đầu

Theo một số ý kiến, muốn thực hiện BHYT toàn dân, vấn đề cơ bản là giải quyết khâu khám - chữa bệnh ban đầu. Tuy nhiên, năng lực, chất lượng hệ thống y tế tuyến cơ sở (phường, xã, trạm y tế) hiện nay còn rất yếu, không đáp ứng niềm tin người bệnh. “Không ai đánh cược mạng sống của mình khi bị bệnh. Họ phải chọn nơi chữa bệnh tốt nhất” - đại diện một địa phương nói.

Ông Nguyễn Hùng Vĩ, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, đề xuất cần tập trung cho công tác khám - chữa bệnh ban đầu nếu thực hiện BHYT hướng đến toàn dân. Muốn làm tốt việc này, không cách nào khác là huy động lực lượng bác sĩ phòng khám tư nhân tham gia. Theo BHXH Việt Nam, hiện nay cả nước có 30.000 phòng khám tư nhân. Nếu huy động 50% số này tham gia khám đầu tiên thì hiệu quả thực hiện BHYT sẽ khá cao.

Nhiều ý kiến còn cho rằng dịch vụ y tế còn kém, phương thức thanh toán còn lạc hậu, người bệnh chưa hài lòng với nhân viên y tế. Vì vậy, để người dân tham gia BHYT, các bệnh viện (đặc biệt là công lập) phải nhận thức được vai trò cung cấp dịch vụ đối với người bệnh.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, để thực hiện được mục tiêu đề án trên, cần tập trung vào việc mở rộng BHYT tới các nhóm đối tượng khác nhau. Việc thực hiện BHYT toàn dân phải đạt 3 mục tiêu: số lượng người dân tham gia BHYT tăng lên; số lượng dịch vụ y tế nhiều hơn; chi phí tiền túi thấp đi. Tới đây, bộ sẽ rà soát, điều chỉnh lại danh mục BHYT để cân đối quỹ và quyền lợi của người bệnh. Bộ trưởng cũng tiếp thu ghi nhận những đóng góp của các địa phương và cho biết cuối tháng 9 này sẽ trình đề án để Chính phủ chỉ đạo thực hiện.

Thực hiện không nhất quán

Theo Bộ Y tế, việc thực hiện BHYT hiện nay còn nhiều khó khăn, hạn chế, như: lao động trong các doanh nghiệp trốn đóng, nợ đóng BHYT; việc lập danh sách trẻ em dưới 6 tuổi chậm; BHYT tự nguyện tham gia thấp. Bên cạnh đó, vai trò quản lý Nhà nước của UBND các cấp trong thực hiện chính sách pháp luật về BHYT còn hạn chế, thực hiện không nhất quán; nhiều địa phương thiếu chủ động, chưa xem bao phủ BHYT như là chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo