xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bất thường vắc-xin Quinvaxem

Bài và ảnh: NGỌC DUNG

Dù chưa có bằng chứng đầy đủ về sự liên quan giữa phản ứng sau tiêm chủng và chất lượng vắc-xin Quinvaxem nhưng cũng chưa đủ cơ sở để loại trừ nguyên nhân này

Hôm qua (9-1), hội  đồng đánh giá về tai biến tiêm chủng Bộ Y tế đã họp bất thường để xem xét toàn diện các yếu tố liên quan đến tai biến sau tiêm vắc-xin “5 trong 1” Quinvaxem.

Không bệnh vẫn tử vong!

Cuộc họp có đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, các vụ - cục chức năng của Bộ Y tế và đại diện một số bệnh viện. Tuy nhiên, giới truyền thông không được tham dự.

Chiều cùng ngày, trong thông báo nội dung cuộc họp, ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - người phát ngôn của Bộ Y tế, đã bày tỏ sự lo ngại về chất lượng vắc-xin vì chỉ trong vòng một tháng qua (từ đầu tháng 12-2012 đến ngày 5-1-2013) đã có 5 trẻ tử vong sau khi tiêm vắc-xin Quinvaxem.
 
img
Tư vấn tiêm chủng tại Hà Nội
 
img
Khám sức khỏe cho trẻ trước khi tiêm vắc-xin_Ảnh: NGỌC DUNG

Ca tử vong gần đây nhất là một bé trai 3 tháng tuổi, sau khi được tiêm vắc-xin Quinvaxem mũi 1 vào ngày 4-1 tại Trạm Y tế xã Yên Thường, huyện Gia Lâm - Hà Nội. Trước đó, một bé trai 2 tháng tuổi (ngụ xã Hòa Thuận, huyện An  Minh - Kiên  Giang) được tiêm vắc-xin Quinvaxem  vào  ngày 22-12-2012.  Ba ngày sau, bé sốt nhẹ, được gia đình cho sử dụng thuốc Pamin 325 mg và trở lại bình thường nhưng đến sáng 26-12-2012 thì tử vong. Với 3 trẻ ở Bình Định, tiền sử bệnh tật không có gì đặc biệt nhưng sau tiêm vắc-xin Quinvaxem, các bé có các phản ứng mạnh như: khóc thét, sốt, co giật, tím tái, có cháu còn ngừng thở nhưng may mắn đã được đưa đi cấp cứu nên đều qua khỏi.

Theo ông Nguyễn Văn Bình, trước khi tiêm vắc-xin Quinvaxem, cả 5 trẻ trên đều không có bất thường về sức khỏe và không phản ứng bất thường đối với mũi tiêm lần đầu (với loại vắc-xin khác). Ngoài ra, cũng không có bằng chứng về sự liên quan giữa các trường hợp phản ứng sau tiêm do sai sót quy trình bảo quản, vận chuyển vắc-xin và dịch vụ tiêm chủng... “Vì vậy, mặc dù  chưa có bằng chứng đầy đủ về sự liên quan giữa phản ứng sau tiêm chủng và chất lượng vắc-xin Quinvaxem nhưng cũng chưa đủ cơ sở để loại trừ nguyên nhân này” - ông Bình lo ngại.

Ông Bình cho biết từ cuối năm 2012 và đầu năm 2013, ngành y tế đã ghi nhận tần số xuất hiện cao hơn đối với các trường hợp phản ứng sau khi tiêm vắc-xin Quinvaxem. “Điều này khiến chúng tôi rất lo lắng. Bộ Y tế đang phối hợp với WHO và các đơn vị liên quan kiểm tra chất lượng vắc-xin, nghiên cứu đánh giá nguyên nhân phản ứng sau tiêm” - ông Bình nói.

Vẫn tiếp tục sử dụng

Một quan chức Bộ Y tế cho biết cơ quan này đã đề nghị đơn vị chức năng tìm nguồn vắc-xin thay thế, nếu trong vòng 1 tháng tới mà vẫn tiếp tục xảy ra các ca tai biến nghiêm trọng. Tuy nhiên, quan chức này cũng thừa nhận việc tìm nguồn vắc-xin có giá thành tương đương Quinvaxem được Liên minh Toàn cầu về vắc-xin và tiêm chủng (GAVI) viện trợ là rất khó bởi hiện nay, các loại vắc-xin phối hợp sử dụng công nghệ bào chế mới nên giá thành rất đắt. 

Một chuyên gia dịch tễ cũng nhìn nhận nếu ngừng vắc-xin Quinvaxem trong thời điểm này sẽ không thể có nguồn khác thay thế. “Dù đây là vắc-xin thế hệ cũ nhưng nhiều quốc gia khác cũng như Việt Nam chưa thể sản xuất được” - vị này nói.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, GS-TS Phạm Ngọc Đính, Phó Chủ tịch Hội Y học dự phòng Việt Nam, cho rằng không nên dừng tiêm phòng vắc-xin Quinvaxem. Tuy nhiên, việc ngừng lô vắc-xin có liên quan đến các ca tai biến là cần thiết. “Sau khi làm rõ các nguyên nhân, nếu loại trừ do chất lượng vắc-xin thì nên cho tiêm trở lại vì lợi ích của tiêm chủng lớn hơn rất nhiều” - ông Đính kiến nghị.

Theo một số chuyên gia dịch tễ, hiện yếu tố nghi ngờ nhiều nhất đối với vắc-xin Quinvaxem là có thành phần toàn tế bào ho gà (tức là dùng tế bào vi khuẩn làm vắc-xin) nên dễ gây kích ứng hơn. Trong khi đó, trong các vắc-xin phối hợp thế hệ mới, thành phần ho gà đã được tinh chế nên dù có phản ứng (thường gặp là sốt) thì cũng nhẹ hơn nhiều.

Ðừng ru ngủ dư luận
Đến thời điểm này, các ca tai biến sau tiêm vắc-xin Quinvaxem đều được đổ tại sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa cơ địa của trẻ có tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật và thời điểm tiêm. Tuy nhiên, theo một chuyên gia y tế, không thể đưa tỉ lệ tai biến thấp hơn khuyến cáo để “ru ngủ” dư luận. “Chỉ trong vòng 1 tháng, các ca tai biến xảy ra dồn dập với nhiều lô khác nhau tại nhiều địa bàn khác nhau thì phải khẩn trương xem xét có nên tiếp tục tiêm vắc-xin này không?” - vị này đặt vấn đề.
Theo thống kê, hiện tỉ lệ phản ứng của vắc-xin Quinvaxem tại Việt Nam thấp hơn tỉ lệ cho phép của WHO là 1 trường hợp/1 triệu mũi tiêm.
 

Phú Yên và Bình Định thu hồi vắc-xin Quinvaxem

Bác sĩ Phan Vũ Nhân, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Yên, cho biết ngày 9-1, sở này đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc cùng cơ sở kinh doanh tân dược tạm dừng và thu hồi gấp lô vắc-xin Quinvaxem có số 1453037, hạn dùng ngày 26-11-2014, số đăng ký QLVX-0604-12, do Công ty Berna Biotech Korea Corporation sản xuất. Ông Nhân cũng yêu cầu Thanh tra Sở Y tế Phú Yên tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các cơ sở kinh doanh tân dược, không để lô vắc-xin này lưu thông trên thị trường.

Thạc sĩ Lê Quang Hùng, Phó Giám đốc Sở Y tế Bình Định, cũng cho biết sở này vừa yêu cầu các đơn vị trực thuộc tạm ngừng sử dụng lô vắc-xin Quinvaxem như trên.
 
H.Anh-A.Tú
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo