Không những thế, chiếc ghim băng mở, đầu nhọn quay lên trên và vào trong. Lo ngại đầu nhọn của chiếc kim băng có thể gây tràn khí trung thất hoặc chọc vào tim, mạch máu lớn nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật nội soi cho cháu bé.
Bác sĩ Lê Thanh Chương, Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương - người trực tiếp phẫu thuật cho cháu bé - cho biết trẻ được gây mê toàn thân, hỗ trợ hô hấp bằng máy thở.
Qua kiểm tra đường thở bằng ống soi mềm, thấy ghim băng mở nằm ở phế quản gốc trái, đầu nhọn quay lên trên và ngập sâu vào niêm mạc phế quản nên các bác sĩ đã dùng ống soi cứng, kìm lấy dị vật chuyên dụng cố gắng cô lập đầu ghim băng nhưng không thành công.
Lo ngại việc kéo đầu ghim ra ngoài sẽ đâm thủng thành phế quản gây tràn khí trung thất hoặc chọc vào tim, mạch máu lớn, trẻ có thể tử vong ngay nên các bác sĩ đã quyết định đẩy ghim xuống sâu hơn. Ở vị trí này, các bác sĩ đã dùng các cấu trúc giải phẫu của phế quản làm điểm tì để bẻ thẳng ghim băng.
X-quang ngực sau khi lấy dị vật
Theo bác sĩ Lê Thanh Chương, sau khi kiểm tra lại bằng ống mềm, thấy đường thở chỉ bị tổn thương rất nhẹ. Trẻ được thoát mê và tự thở tốt. Hiện bé Lê Anh Th. đã được xuất viện trong trong tình trạng sức khỏe bình thường.
Các bác sĩ cảnh báo, trẻ nuốt phải ghim băng không phải trường hợp hiếm gặp vì ghim băng là vật dụng quen thuộc không thể thiếu trong chăm sóc trẻ em. Các bà mẹ thường dùng ghim băng để ghim tã, đeo bùa, gài yếm, áo, khăn quấn… cho trẻ. Trẻ nuốt ghim băng thường do tính thích khám phá xung quanh, khi tìm thấy hay nhặt được đồ vật nhỏ, chúng thích cho ngay vào miệng.
Với những trường hợp nhẹ, chỉ có thể nhận biết được trẻ đã nuốt ghim băng khi nó thải ra ngoài an toàn qua đường tiêu hóa. Nếu trẻ nuốt phải chiếc ghim băng mở bung, dễ có nguy cơ ghim băng đâm vướng ở họng, thực quản, dạ dày và bị kẹt lại gây nghẹt thở hoặc làm loét, trầy trợt, thậm chí gây thủng ở ống tiêu hóa, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Bình luận (0)