xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bé hay thở bằng miệng: Có phải dấu hiệu bệnh?

Anh Thư thực hiện

(NLĐO)- Tôi để ý con tôi rất hay thở bằng miệng, nhất là lúc ngủ. Tôi hỏi thì cháu nói ngậm miệng lại khó chịu… Không biết đó có phải cháu có bệnh gì ở mũi hay đường thở?

Bạn đọc Trần Thị V.A. (tranthiv…@gmail.com.) hỏi: Con tôi 4 tuổi, nhiều tháng nay tôi quan sát cháu hay thở bằng miệng, nhất là lúc đang chơi tốn sức, hoặc lúc đang ngủ. Vì bé còn nhỏ quá nên khi tôi thử nói bé ngậm miệng lại chỉ thở bằng mũi thì bé cũng chỉ biết nói là con khó chịu. Cháu cũng hay bị ho, sổ mũi, có vẻ thường xuyên hơn các trẻ bình thường. Tôi thắc mắc không biết đó có phải là dấu hiệu cháu có bệnh gì về mũi hay đường thở không? Mong bác sĩ tư vấn.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), trả lời:

Nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến các triệu chứng bạn đã nêu là viêm VA. Ban đêm, lúc ngủ, VA sưng to hơn làm ảnh hưởng đến đường thở, nếu chỉ thở mũi cháu cảm thấy ngột ngạt, nên thở bằng miệng.

Nếu triệu chứng thở miệng, ho, sổ mũi thường xuất hiện mỗi khi trời trở lạnh và thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu của hen suyễn.

Tuy nhiên, nếu bé thường chỉ sổ mũi và thở miệng chủ yếu do nghẹt mũi, triệu chứng sổ mũi xuất hiện quá thường xuyên, nhất là vào ban đêm, buổi sáng khi mới thức dậy…nên nghi ngờ viêm mũi dị ứng.

Nếu thở miệng kèm với khò khè, có thể có vấn đề ở phổi, hen phế quản...

Còn nếu tình trạng bé thở miệng do cảm thấy khó thở xảy ra sau khi gắng sức, mệt mỏi nhiều thì nên nghĩ đến nguy cơ có bệnh về tim.

Với tất cả các vấn đề sức khỏe nêu trên, bé đều cần được đưa đi bác sĩ để khám và điều trị, nhất là khi tình trạng đã xảy ra nhiều tháng và bản thân bạn cũng nhận thấy bé quá dễ bị ho, sổ mũi.

Ngoài ra, điều bạn nên điều chỉnh ngay là xem lại nhiệt độ trong phòng mà bé ngủ có thật phù hợp chưa. Trẻ con thường nhạy cảm với cái lạnh hơn người lớn, nếu phòng quá lạnh, cho dù bé có đắp mền nhiều vẫn có nguy cơ mắc bệnh về mũi. Nếu trẻ ngủ chung phòng với người lớn, nên cân nhắc lại nhiệt độ vì có khi để người lớn đủ mát, bé lại bị lạnh. Tránh để hơi quạt, máy lạnh phả trực tiếp vào chỗ bé nằm.

Một trong những lúc bé dễ nhiễm lạnh nhất là nửa đêm về sáng, vì nhiệt độ môi trường giảm thấp, trong khi quạt, máy lạnh vẫn chạy với công suất như đầu buổi tối, lúc thời tiết nóng hơn. Vì vậy, có thể sử dụng chế độ hẹn giờ hoặc tắt, giảm công suất các thiết bị làm mát vào thời điểm này để bảo đảm sức khỏe cho bé.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo