Người bệnh được người dân đưa vào khoa cấp cứu với vết thương hở trên ngực trái, nhập viện trong tình trạng lơ mơ, da xanh, niêm nhạt, sốc mất máu (huyết áp thấp 60mmHg), siêu âm tim có dịch màng ngoài tim lượng nhiều. Người bệnh được chẩn đoán: vết thương ngực thấu tim gây chèn ép tim cấp. Người bệnh đột ngột ngưng tim ngưng thở.
Bít lỗ thủng bằng bóng Foley
Xác nhận đây là trường hợp cấp cứu tối khẩn cấp và không có thân nhân người bệnh đi cùng nên ê-kíp đã xin ý kiến nam giám đốc ký vào biên bản cam đoan phẫu thuật thay thế người thân bệnh nhân, đồng thời bật báo động khẩn nội viện và chuyển bệnh nhân phẫu thuật theo quy trình phẫu thuật cấp cứu tối khẩn cấp, tập hợp ê-kíp trực gồm nhiều khoa vừa xoa bóp tim ngoài lồng ngực để tránh tổn thương não và chọc tháo dịch màng ngoài tim, sau đó đưa bệnh nhân lên phòng mổ mở ngực ngay lập tức.
Bệnh nhân đã được cứu sống và dần hồi phục
Từ đây, tim được giải áp và bắt đầu đập trở lại, ngay sau đó lỗ thủng tim được bít lại bằng bóng sonde Foley, kiểm soát chảy máu và tiến hành khâu vết thương tim.
Sau ca phẫu thuật, người bệnh ổn định và được chuyển về phòng hồi sức tim để theo dõi và điều trị hồi sức. Hai ngày sau phẫu thuật, người bệnh tỉnh, đã có thể ngồi, nói chuyện và sức khỏe đang hồi phục tốt.
Theo BS.CKII Trần Phước Hòa, Trưởng đơn vị tim mạch của bệnh viện, vết thương tim tương đối ít gặp, nhưng một khi xảy ra, diễn biến lại vô cùng nguy hiểm. Đa số người bệnh có vết thương tim có tiên lượng rất xấu và có thể tử vong ngay sau tai nạn. Việc cứu sống bệnh nhân cần sự phối hợp chặt chẽ, ăn ý của ê-kíp từ đội ngũ cấp cứu ngoại viện, tua trực cấp cứu, ê-kíp phẫu thuật tim, gây mê và hồi sức.
Bình luận (0)