xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Béo phì mà vẫn thiếu dinh dưỡng

Anh Thư

(NLĐO) - Tỉ lệ béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi tại TP HCM hiện lên đến 12.6%, gần gấp đôi tỉ lệ chung của toàn thế giới.

Tại sinh hoạt chuyên đề "Dự phòng suy dinh dưỡng và béo phì ở trẻ em" do Bệnh viện Nhi Đồng 1 tổ chức sáng 14-10, bác sĩ chuyên khoa II Hoàng Thị Tín, Trưởng khoa Dinh dưỡng của Bệnh viện, đã cảnh báo hai vấn đề đáng lo ngại: Một là, tỉ lệ trẻ béo phì ở Việt Nam tăng rất nhanh. Hai là, người Việt Nam đang được xếp trong "top"... lùn nhất thế giới với chiều cao trung bình chỉ 1,62m ở nam và 1,55m ở nữ.

Không thể phủ nhận chúng ta vẫn còn những trẻ suy dinh dưỡng với sự phát triển về chiều cao, trí não bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, nhiều em bé khác cũng đang phải chiến đấu với chứng béo phì. 

Đáng ngại hơn, nhiều trẻ béo phì đang phải điều trị bằng cách... tăng chiều cao và bổ sung một số chất dinh dưỡng, bởi lẽ có chế độ ăn thừa mứa nhưng vẫn thiếu chất.

Béo phì mà vẫn thiếu dinh dưỡng - Ảnh 1.

Bữa cơm gia đình được chế biến từ thực phẩm tươi sống, đầy đủ các thành phần dinh dưỡng và có lượng calo phù hợp sẽ giúp trẻ phát triển tốt mọi mặt - ảnh: HOÀNG TRIỀU

Bác sĩ chuyên khoa II Hoàng Thị Thanh Thủy, Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Đồng 1, nhấn mạnh: Đừng nghĩ béo phì nghĩa là cái gì cũng đủ, cũng thừa. Có những bé béo phì nhưng vẫn bị thiếu máu, thiếu sắt, thiếu canxi do chế độ ăn nhiều nhưng không đầy đủ các nhóm chất. Ngoài ra, nhiều trẻ béo phì gặp tình trạng thiếu chất trong giai đoạn phụ huynh cố kiểm soát cân nặng cho trẻ, vì thế phải chú ý cho trẻ ăn cân bằng và bổ sung các vi chất cần thiết.

Béo phì hiện đã được coi như một căn bệnh bao trùm nhiều bệnh, với các nguy cơ ảnh hưởng đến qua trình phát triển thể chất, sớm mắc các bệnh tưởng chừng thuộc về người lớn tuổi như cao huyết áp, tiểu đường... ngay trong trong tuổi thiếu nhi hoặc thiếu niên.

Vì vậy, phụ huynh cần hành động theo nhiều cách. Thứ nhất, trẻ cần được bú sữa mẹ đầy đủ trong giai đoạn đầu đời. 

Thứ hai, chế độ ăn của bé phải được thiết kế phù hợp và đa dạng ngay từ tuổi ăn dặm. Trẻ cần được cho ăn theo đáp ứng và nhu cầu kèm theo sự động viên. 

Thứ ba, trẻ cần được lôi ra khỏi màn hình ti vi, các thiết bị công nghệ và phải tham gia các hoạt động thể chất.

Nhiều thói quen ăn uống của gia đình như ăn quá thừa mứa, quá mặn, ăn thiếu rau xanh, trái cây... cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến trẻ. Trẻ nhỏ còn hay gặp tình trạng ăn thiên lệch, tức chỉ thích một hay vài món, từ chối những món khác. Vị giác của trẻ tuổi nhỏ chưa hoàn chỉnh và cần được đào tạo. Cha mẹ nên thực hiện sớm việc "đào tạo vị giác" này bằng cách cho trẻ tập ăn những món khác và ăn cùng để làm gương.

Nhân Ngày béo phì thế giới (11-10), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đăng tải bài viết kêu gọi những nỗ lực phòng chống béo phì ở trẻ em trên website chính thức. Bài viết nhắc đến lời khuyến cáo của Tiến sĩ Fiona Bull, điều phối viên Chương trình giám sát và dự phòng các bệnh không lây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Hãy tránh xa những thực phẩm giàu calo nhưng nghèo nàn dinh dưỡng và tăng cường hoạt động thể chất.

"Cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu"

Nghiên cứu do WHO và Imperial College London (Anh) thực hiện vừa được công bố trên tạp chí Lancet hồi đầu tuần cũng cảnh báo rằng tỉ lệ trẻ em béo phì trên toàn thế giới đã tăng 10 lần trong vòng 4 thập kỷ. Xét theo con số, mức tăng lên tới hơn 11 lần với 11 triệu trẻ vào năm 1975 và 124 triệu trẻ vào năm 2016 (6% bé gái và 8% bé trai). 213 triệu trẻ khác chưa béo phì nhưng bị thừa cân và có nguy cơ chuyển thành béo phì bất cứ lúc nào.

Đáng lo, số lượng trẻ thừa cân – béo phì đang tăng rất nhanh ở các quốc gia có thu nhập trung bình như khu vực Đông Á, Châu Mỹ La tinh, vùng Caribbean. Nguyên nhân chính được đưa ra là mức thu nhập thấp dẫn đến việc người dân phải hạ giá thành bữa ăn, tiêu thụ các thực phẩm quá nhiều carbonhydrate, thực phẩm được chế biến sẵn quá kỹ, có mức năng lượng quá cao…

Tiến sĩ Fiona Bull cũng đưa ra lời cảnh báo: "Thừa cân và béo phì là một cuộc khủng hoảng sức khoẻ toàn cầu hiện nay và đe dọa sẽ xấu đi trong những năm tới trừ khi chúng ta bắt đầu hành động quyết liệt".

(Theo WHO.int)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo