Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của 2.327 người chào đời vào những năm đầu của thập niên 1990, ghi nhận sự vận động vào 18 tháng tuổi. Sau đó, họ đo mật độ xương, xem xét hình ảnh xương đùi và xương ống chân bằng thiết bị X-quang khi nhóm trẻ em này lên 17 tuổi. Họ phát hiện rằng trẻ biết đi, chạy nhảy sớm có mật độ xương cao và kích cỡ to hơn so với trẻ chậm vận động. Điều này được nhận thấy rõ hơn ở nam giới.
Một nghiên cứu của nhóm chuyên gia nêu trên được công bố trên tạp chí Bone vào năm 2014 cũng cho thấy trẻ biết đi sớm có khối lượng xương cao hơn 40% ở cẳng chân so với trẻ vẫn còn bò lúc 15 tháng tuổi. Phần lớn sự vận động đã tạo nên khác biệt này. Theo đó, vận động của trẻ tạo áp lực lên xương khiến xương phản ứng lại để trở nên rộng và dày hơn. Một khảo sát về cơ trước đó cũng cho thấy trẻ biết đi và chạy nhảy sớm có khối lượng cơ to và chắc hơn so với trẻ chậm phát triển khả năng này. Cơ chắc, khỏe tác động lên xương với lực mạnh hơn khi đi, chạy và nhảy, giúp xương chắc hơn lúc trẻ lớn lên.
Nhóm nghiên cứu cho rằng những phát hiện nêu trên cũng có thể giúp nhận rõ nhóm đối tượng nào dễ bị loãng xương và gãy xương khi lớn tuổi.
Bình luận (0)