xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bùng phát bệnh đau mắt đỏ

Bài và ảnh: Ngọc Dung

Các tỉnh miền Bắc đang đối mặt với nguy cơ xảy ra dịch bệnh đau mắt đỏ trên diện rộng

Bác sĩ Hoàng Cương, Khoa Khám bệnh Bệnh viện Mắt Trung ương, cho biết những ngày qua, số người đến khám vì đau mắt đỏ tăng đáng kể. Trong số hơn 1.200 bệnh nhân tới khám các bệnh về mắt trong mấy ngày cuối tuần qua đã có trên 100 người đau mắt đỏ với các triệu chứng phù mí, đỏ mắt, chảy nước mắt, chói mắt.

 
Cả nhà cùng... đau
 
Tại phòng khám mắt trẻ em của Bệnh viện Mắt Trung ương sáng 13-7, trong số hơn 40 trẻ tới khám các bệnh về mắt có 10 trẻ đau mắt đỏ, hầu hết ở tuổi mẫu giáo, một số trẻ bị bệnh sau đợt nghỉ mát cùng gia đình. Người lớn cũng đang là đối tượng tấn công của đau mắt đỏ. Bác sĩ Phạm Thu Minh, Khoa Chấn thương Bệnh viện Mắt Trung ương, cho biết có những gia đình bố mẹ và con cái cùng nhau đi khám vì đau mắt.
 
 
img
Một bệnh nhân đau mắt đỏ đang khám bệnh tại Bệnh viện Mắt Trung ương, ngày 12-7


Đối tượng mắc bệnh đang khá đa dạng, có đủ từ nhân viên văn phòng, công nhân đến học sinh, sinh viên và chủ yếu được chuyển đến từ các tỉnh phía Bắc. Nhiều bệnh nhân là sĩ tử đi dự các kỳ thi ĐH, CĐ. Có thể do các thí sinh này đã ở cùng trong một phòng trọ nên lây chéo.
 
Đau mắt đỏ thường tăng nhanh vào tháng 7 và kéo dài đến hết tháng 10 hằng năm. Theo bác sĩ Minh, bệnh rất dễ lây nhưng không phải lây vì “trót nhìn vào mắt người bệnh” như nhiều người nghĩ. Nếu đau mắt đỏ do virus thì bệnh lây nhanh qua đường hô hấp, nước bọt, tiếp xúc tay-mắt... Cùng làm việc trong phòng máy lạnh với người bệnh thì nguy cơ lây qua đường hô hấp rất cao.
 
Lành bệnh vẫn lây
 
Đau mắt đỏ là bệnh lây nhanh ở nơi công cộng, đông dân cư, trong đó hồ bơi là điều kiện lý tưởng để bệnh dịch lây lan nhanh. Bác sĩ Cương lưu ý: “Nhiều người cho rằng không dùng chung khăn mặt, bát đũa thì lo gì mắc bệnh nhưng không phải, vì bàn tay người bệnh dụi lên mắt rồi nắm vào đồ vật như tay nắm cửa, điện thoại, máy tính... Người khác chạm vào đồ vật đó rồi dụi tay lên mắt, sẽ bị lây bệnh”.
 
Bệnh thường khỏi sau 7 - 10 ngày điều trị. Tuy nhiên, nếu không chữa trị sớm thì bệnh sẽ kéo dài và làm giảm thị lực. Đã có nhiều trường hợp bị đau mắt phải mất hàng tháng trời để điều trị do tự ý dùng thuốc, chườm lá trầu, bạc hà hay các loại lá có tinh dầu.
 
Bác sĩ Cương nhấn mạnh ngay cả khi đã lành, bệnh nhân vẫn có thể lây cho người khác trong vòng một tuần. Việc đeo kính không thể ngăn ngừa lây lan cho người khác như nhiều người vẫn nghĩ mà chỉ bảo vệ mắt của người bệnh khỏi bụi khi đi đường. Các bác sĩ cũng khuyên nên thông báo cho người khác biết là mình bị đau mắt để họ đề phòng. Khi vợ hoặc chồng bị đau mắt đỏ cũng cần kiêng quan hệ tình dục.

Không tự điều trị

PGS-TS Phạm Thị Khánh Vân, Trưởng Khoa Kết- Giác mạc Bệnh viện Mắt Trung ương, khuyến cáo: Để phòng đau mắt đỏ, cần cách ly bệnh nhân và giữ vệ sinh chung. Ở nơi công cộng (đi đường, bể bơi...), cần đeo kính ngăn bụi, đeo kính bơi khi bơi và rửa mắt bằng nước muối sinh lý sau khi ra khỏi bể bơi. Nếu có những triệu chứng của đau mắt đỏ thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay.

 
Tuyệt đối không tự mua thuốc điều trị, đặc biệt là những thuốc có corticoid, vì nếu dùng thuốc không đúng chỉ định sẽ sẽ rất dễ dẫn đến mù lòa do tác dụng phụ của thuốc.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo