Cụ thể, trong dự án kết hợp giữa ĐH Oxford, ĐH Stockholm và ĐH Linkoping, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm trên gà rừng đỏ ở cả giao phối tự nhiên và thụ tinh nhân tạo.
Bằng cách làm gia tăng sự đa dạng của gien đặc biệt giúp phát hiện và chống nhiễm trùng, gà mái có thể cung cấp cho các con chúng khả năng kháng bệnh tốt hơn.
Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy các tín hiệu do giống đực phát ra như mùi cơ thể có thể giúp người phụ nữ vô thức chọn được người người cha tốt nhất cho các con mình.
Đây có thể là phát hiện quan trọng đối với người chăn nuôi và các dự án bảo tồn động vật vì các nhà khoa học cho rằng việc con cái giao phối với nhiều con đực sẽ giúp đời sau kháng được nhiều bệnh và mang gien khỏe mạnh hơn.
"Để tối ưu hóa chất lượng con giống trong chương trình nhân giống, chúng tôi có thể phải cho con cái giao phối với nhiều con đực và tránh thụ tinh nhân tạo vì có thể làm thoái hóa giống. Nhiều chương trình chăn nuôi và bảo tồn gia súc đã sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Nhưng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cách này có thể không tạo ra con giống có chất lượng tốt nhất”, GS Richardson nói.
Bình luận (0)