Lịch sử loài người đã chứng minh, có rất nhiều phát kiến khoa học đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống và đưa xã hội lên một tầm cao mới của sự trải nghiệm. Tuy nhiên, bất kì một sản phẩm, một trải nghiệm mới nào cũng không thể hoàn hảo, mà đều có tính hai mặt. Chính vì vậy, khoa học công nghệ (KHCN) được ứng dụng để giảm thiểu tác động tiêu cực và hoàn thiện sản phẩm. Đó chính là nguyên lý của khoa học "giảm thiểu tác hại" được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như thực phẩm, nước giải khát, bia rượu, thuốc lá, công nghiệp giao thông vận tải… "Giảm thiểu tác hại" còn được công nhận rộng rãi trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng như các vấn đề về sử dụng ma túy bất hợp pháp và sức khỏe tình dục.
Một tín hiệu khá lạc quan là ngày càng có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp có lịch sử "kém thân thiện" như thuốc lá cũng đã và đang chuyển đổi nội tại thông qua các cuộc cách mạng khoa học, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe cộng đồng.
Giảm thiểu tác hại bằng công nghệ làm nóng không đốt cháy
Xã hội luôn phản đối tác hại của thuốc lá điếu và yêu cầu ngành công nghiệp thuốc lá cần có giải pháp khắc phục. Hơn một thập kỷ trước, sự phát triển của khoa học làm nóng không đốt cháy được ứng dụng vào các sản phẩm thuốc lá không khói đã giúp thực hiện hóa mong muốn chính đáng này của người dùng và cộng đồng. Thực tế, nhiều nghiên cứu khoa học dù đến từ tập đoàn thuốc lá sở hữu công nghệ làm nóng không đốt cháy này như Philip Morris International (PMI), hay từ các nghiên cứu độc lập khác bao gồm nhiều báo cáo từ các chính phủ đều cho thấy, danh mục sản phẩm thuốc lá làm nóng của PMI giảm thiểu được trung bình 95% hàm lượng các chất hóa học có hại và có tiềm năng gây hại so với thuốc lá điếu làm mẫu chuẩn (3R4F). Có gần 20 triệu người hút thuốc trưởng thành trên toàn cầu đã chuyển đổi từ thuốc lá điếu đốt cháy sang các sản phẩm không khói của PMI (70% ngừng hẳn việc hút thuốc lá). Dự kiến đến 2025, khoảng 100 thị trường cho phép thương mại hóa các sản phẩm không khói của doanh nghiệp này. Các sản phẩm không khói PMI đã hiện diện trên toàn cầu, bao gồm nhiều quốc gia vốn rất khắt khe trong cuộc chiến chống lại tác hại của thuốc lá như Mỹ, Nhật, Anh, Đức, New Zealand,…
Ngăn chặn giới trẻ tiếp xúc bằng công nghệ xác minh độ tuổi
Nhiệm vụ ngăn chặn thanh thiếu niên tiếp xúc và sử dụng thuốc lá là mục tiêu của chính phủ, các tổ chức y tế và là trách nhiệm của doanh nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ xác minh độ tuổi tại những thị trường thương mại hóa đã có hiệu quả rõ rệt đối với sản phẩm thuốc lá không khói (thuốc lá thế hệ mới). PMI đã đưa ra hướng dẫn nội bộ quy trình yêu cầu xác minh tuổi của người dùng khi họ tiếp cận sản phẩm tại các đại lý bán lẻ do bên thứ ba sở hữu và quản lý, bao gồm những nền tảng và sàn thương mại điện tử.
Ông Jacek Olczak - Tổng Giám đốc Điều hành Tập đoàn PMI
Tổng Giám đốc Điều hành Tập đoàn PMI - Ông Jacek Olczak cho biết, mục tiêu là toàn bộ danh mục các sản phẩm không khói sử dụng thiết bị điện do PMI phát triển và giới thiệu trên thị trường sẽ được áp dụng công nghệ xác minh độ tuổi vào năm 2023. Các chương trình ngăn chặn việc tiếp cận sản phẩm ở giới trẻ (Youth access prevention - YAP) đã được triển khai tại các thị trường chiếm hơn 90% tổng lượng sản phẩm vận chuyển của PMI trong năm 2020.
Các chuyên gia y tế thừa nhận khoa học giảm thiểu tác hại thuốc lá và vai trò của các sản phẩm thuốc lá không khói nhằm nâng cao sức khoẻ cộng đồng. Tuy nhiên, các sản phẩm giảm tác hại dù loại bỏ quá trình đốt cháy nhưng vẫn có chứa nicotin là chất gây nghiện và ảnh hưởng đến não bộ khi tiếp xúc ở độ tuổi chưa trưởng thành. Vì vậy, doanh nghiệp cần phối hợp với chính phủ, các tổ chức y tế công cộng và cơ quan chức năng… để đảm bảo sản phẩm tiếp cận đúng đối tượng (người trưởng thành đang hút thuốc lá điếu đốt cháy và có nhu cầu chuyển đổi để giảm thiểu tác hại cho bản thân, gia đình và cộng đồng).
Sự thay đổi của thế giới trong 2 năm trở lại đây kể từ khi đại dịch COVID-19 diễn ra càng cho thấy tầm quan trọng của sự kết hợp giữa tư duy cởi mở và phát kiến khoa học, đổi mới để thúc đẩy xã hội phát triển, giải quyết những vấn nạn toàn cầu. Trong đó, sở cứ khoa học cần được đón nhận công tâm. Nếu thành quả khoa học đã chứng minh mang lại khả năng cải thiện sức khỏe cộng đồng thì cần được áp dụng rộng rãi. Khoa học giảm thiểu tác hại nói chung, cũng như giảm tác hại thuốc lá điếu nói riêng càng cần được nghiêm túc nhìn nhận, đặc biệt ở những quốc gia có tỷ lệ người hút thuốc lá cao, trong đó có Việt Nam.
Bình luận (0)