Ngày càng nhiều quốc gia luật hóa thuốc lá hế hệ mới
Ngày 25-7-2022, Phillipines chính thức thông qua Luật Quản lý Sản phẩm TLĐT có chứa và không chứa nicotine (VNNP), quy định rõ cách quản lý việc nhập khẩu, sản xuất, bán hàng, đóng gói, phân phối, sử dụng và truyền thông các sản phẩm TLĐT và TLLN. Đây được đánh giá là quyết định "mang tính lịch sử" trong chính sách y tế công cộng, được kỳ vọng là sẽ giúp cho 16 triệu người hút thuốc ở nước này chưa hoặc không thể bỏ thuốc có thể tiếp cận sản phẩm thay thế tốt hơn so với việc tiếp tục hút thuốc lá điếu đốt cháy.
Ngành thuốc lá châu Á đang dịch chuyển dần về phía "không khói"
Ông Weslie Gatchalian, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội khóa 18 Philippines, đánh giá: "Luật Quản lý sản phẩm TLĐT cũng hướng tới mục tiêu bảo vệ trẻ vị thành niên với các quy định cấm mua các sản phẩm thuốc lá cùng với khung hình phạt rất nghiêm khắc".
Trước đó, Malaysia đã quản lý TLLN từ năm 2017. Hiện nay, Bộ Y tế Malaysia đang tiếp tục vận động chính phủ thông qua Dự luật quản lý tất cả các sản phẩm TLĐT. Các viên chức chính phủ Malaysia khẳng định dự luật này là rất quan trọng trong việc hợp pháp hóa và kiểm soát hoạt động mua bán TLĐT, vốn vẫn đang diễn ra bất hợp pháp.
Nhật Bản là quốc gia châu Á đầu tiên luật hóa TLTHM. Theo đó, TLĐT có chứa nicotine chịu quản lý và được xem như một loại dược phẩm. Trong khi đó, TLLN được xếp là sản phẩm thuốc lá vì chứa nguyên liệu thuốc lá và đặt dưới sự kiểm soát của Bộ Tài chính với khung pháp lý quy định danh mục sản phẩm TLLN ít nghiêm ngặt hơn so với thuốc lá điếu.
Sau nhiều nghiên cứu lâm sàng, Trung Quốc đã kết luận rằng sản phẩm TLKK làm giảm phơi nhiễm với các chất độc hại so với thuốc lá điếu đốt cháy, do đó ít gây hại hơn. Ngày 30-11-2022, Trung Quốc đã sửa đổi luật độc quyền thuốc lá để đưa TLĐT vào trong luật này.
Khoa học giảm tác hại được chứng minh trên toàn cầu
GS-TS Khayat, nguyên Viện trưởng Viện Ung thư Quốc gia Pháp, Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện La Pitié-Salpétrière ở Paris, cho biết chính khói thuốc lá, chứ không phải nicotine, có chứa hơn 6.000 chất hóa học và các hạt siêu mịn, bao gồm 80 chất gây ung thư hoặc chất gây ung thư tiềm ẩn. Các sản phẩm thay thế không khói như thuốc lá nhai snus, TLĐT và TLLN đang "cho thấy hiệu quả giảm tác hại rất đáng kể, thay vì tiếp tục hút thuốc lá điếu đốt cháy rất có hại cho sức khỏe".
Đồng thuận với lập luận này, Hiệp hội Thương mại Thuốc lá điện tử Độc lập Vương quốc Anh (IBVTA) khẳng định: "Sau hơn một thập kỷ nghiên cứu, bao gồm các nghiên cứu dài hạn trên người sử dụng TLĐT, đã xác định các sản phẩm TLKK giảm hàm lượng các chất gây hại hơn 95% so với thuốc lá điếu đốt cháy, tương đương 0,5% nguy cơ ung thư so với thuốc lá điếu thông thường".
Thuốc lá điếu đốt cháy rất có hại cho sức khoẻ
Tại tọa đàm "Xu hướng tiếp cận giải pháp giảm tác hại thuốc lá tại Việt Nam" do báo điện tử VietnamPlus và Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức vào ngày 5-8-2022, các chuyên gia y tế đầu ngành khẳng định TLTHM chỉ đạt mức giảm tác hại 95%, nhưng rõ ràng là một biện pháp nhân văn không thể bỏ qua.
TS-BS Đào Văn Tú, Trưởng Khoa Điều trị theo yêu cầu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lâm sàng, Bệnh viện K Trung ương, dẫn chứng nghiên cứu của FDA Mỹ cho thấy khi sử dụng TLLN thì có thể giảm đến khoảng từ 80 - 98% hàm lượng các chất độc chính gây ra do đốt cháy thuốc lá.
PGS-TS-BS Trần Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, CT Liên chi hội Hô hấp TP HCM, cho rằng xã hội cần theo đuổi biện pháp nhân văn hơn nhằm giúp những người chọn tiếp tục hút thuốc chuyển dần sang những sản phẩm thay thế giảm tác hại hơn. Ông khẳng định: "Nếu sản phẩm TLLN có thể giảm tác hại mà mình không tư vấn cho bệnh nhân thì đó là lỗi của người thầy thuốc".
Trong khi giới khoa học toàn cầu đều đồng thuận về lợi ích giảm tác hại của TLTHM và các quốc gia tiên tiến đều đưa các sản phẩm này vào quản lý thì Việt Nam vẫn còn chần chừ chưa đưa ra quyết sách. Theo thống kê năm 2020 của Ngân hàng Mỹ, Việt Nam nhảy vọt từ top 15 lên top 9 thị trường tiêu thụ thuốc lá lớn nhất toàn cầu chỉ sau vài năm cho thấy tình trạng đáng báo động. Nếu không đưa ra quyết sách quản lý ngay từ bây giờ, Việt Nam sẽ tiếp tục rơi vào tình trạng "thiệt đơn, thiệt kép", kéo theo nhiều hệ lụy khó lường, chưa kể ảnh hưởng khác đối với những vấn đề hợp tác đa phương trong quá trình hội nhập toàn cầu.
Bình luận (0)