Theo đó, bệnh nhân nữ nhân tên B.T.M.B. (SN 1966; ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang), nhập viện trong tình trạng cấp cứu đau hông lưng phải, tiểu máu đại thể ồ ạt gây biểu hiện choáng mất máu nặng; chi lạnh, niêm nhạt, mạch nhanh, huyết áp thấp (70/40 mmHg), được bệnh viện địa phương chuyển đến.
Hình ảnh u thận phải của bệnh nhân B. trước can thiệp
Tại đây, sau khi cấp cứu và làm các xét nghiệm, chụp CT Scan kết quả cho thấy bệnh nhân bị vỡ u thận kích thước rất lớn gây mất máu nhiều và rối loạn đông máu; nếu không được xử trí kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
Bác sĩ chuyên môn của bệnh viện đang can thiệp cho bệnh nhân B.
Bệnh nhân được các bác sĩ chuyên khoa hội chẩn đơn vị can thiệp mạch và khoa ngoại niệu, chỉ định can thiệp nội mạch cấp cứu thay vì mổ mở cắt thận như trước đây khi kỹ thuật can thiệp nội mạch chưa phổ biến.
Hình ảnh u thận phải của bệnh nhân B. sau can thiệp
Ê-kíp can thiệp chụp để xác định vị trí và thực hiện luồn chọn lọc vi ống thông vào động mạch thận phải nuôi u và động mạch có thoát mạch, thả 2 coil vào động mạch gây thoát mạch và kết hợp tắc mạch máu nuôi u bằng keo sinh học.
Các bác sĩ đang theo dõi và chăm sóc cho bệnh nhân B. tại Khoa Ngoại Thận – Tiết niệu.
Trong 45 phút, ê-kíp đã khống chế tình trạng chảy máu ồ ạt và ngăn chặn hiệu quả nguồn máu nuôi bướu. Hiện, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đã ổn, không sốt, da niêm hồng, tiểu trong, bụng mềm, tiếp tục được theo dõi điều trị tiếp tại Khoa Ngoại thận – Tiết niệu.
Theo BS.CKII Phạm Thanh Phong, cùng với nút mạch điều trị u thận vỡ, Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ thực hiện thường quy kỹ thuật nút mạch điều trị nhiều bệnh lý khác như u gan, u xơ tử cung, ho ra máu và điều trị cấp cứu hiệu quả các trường hợp chấn thương vỡ tạng (gan, lách, thận), chấn thương gãy xương khung chậu hay gãy xương vùng hàm mặt chảy máu nhiều, chảy máu mũi cấp cứu..., qua đó cứu sống nhiều bệnh nhân nặng, nguy kịch mà trước đây phải chuyển lên tuyến trên.
Bình luận (0)