xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

TP HCM và các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nam bộ số ca mắc Covid-19 còn tăng cao

Ngọc Dung

(NLĐO) - Các địa phương, đặc biệt là TP HCM, các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, đang đối mặt với sự bùng phát phức tạp của dịch Covid-19, có thể gia tăng nhiều ca mắc và tử vong. Hiện Việt Nam đã chuẩn bị đủ oxy cho tình huống ca nhiễm cao hơn.

Sáng 16-7, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến phòng chống dịch Covid-19 với 63 tỉnh, thành phố và được kết nối tới 130 điểm cầu. Cuộc họp nhằm đánh giá, rà soát những kịch bản phòng dịch trong thời gian qua, đặc biệt là chuẩn bị cho tình hình dịch phức tạp hơn.

Tính từ 27-4 tới sáng nay, số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước là 38.726 ca tại 58 tỉnh, thành phố, trong đó có 6.914 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Riêng TP HCM có gần 22.000 ca bệnh.

TP HCM và các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nam bộ số ca mắc Covid-19 còn tăng cao - Ảnh 1.

Cuộc họp được kết nối điểm cầu Bộ Y tế tới gần 130 điểm cầu tại các địa phương

Chu kỳ lây nhiễm hiện nay chỉ còn 2 ngày

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết các địa phương, đặc biệt là TP HCM, các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, đang đối mặt với sự bùng phát rất phức tạp, có thể gia tăng nhiều trường hợp mắc và tử vong trong thời gian tới.

Bộ trưởng nhận định đợt dịch này sẽ kéo dài hơn so với các đợt dịch trước, gây tác động trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, phát triển kinh tế xã hội, nhất là các tỉnh miền Nam. Bộ Y tế đã thành lập Bộ phận thường trực chính đặt ở TP HCM, 7 bộ phận thường trực còn lại của Bộ đặt ở các tỉnh có diễn biến phức tạp, cùng địa phương chỉ đạo sát sao phòng chống dịch.

Các đợt dịch trước chỉ một đến một tháng rưỡi là kết thúc nhưng đợt dịch này biến chủng Delta lây lan nhanh, tốc độ tấn công tăng gấp 2-3 lần so với các đợt dịch trước, do tốc độ bám dính đối với tế bào vật chủ, khả năng nhân lên nhanh với số lượng lớn trong tế bào dẫn đến việc phá hủy tế bào, phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh trong thời gian ngắn. "Chu kỳ lây nhiễm hiện nay chỉ còn 2 ngày chứ không phải 5 ngày như trước đây tính toán" - Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Dù đã có các biện pháp quyết liệt, cố gắng nhưng Bộ trưởng Bộ Y tế đánh giá "chưa được như mong muốn, đòi hỏi sự cố gắng hơn". Ông Nguyễn Thanh Long cho rằng tình hình dịch tiếp tục gia tăng, kéo dài, phức tạp nhất là các tỉnh phía Nam. "Tại một số địa phương dù đã triển khai Chỉ thị 16 nhưng chưa đầy đủ, nghiêm túc, chưa quyết liệt, nhiều khi còn chần chừ, nấn ná. Có nơi vẫn có tình trạng đi lại nhộn nhịp, chợ vẫn họp đông… Một số khu công nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của Bộ Y tế. Có địa phương chưa tập trung, chưa kiểm tra, giám sát chặt, chưa thực hiện xét nghiệm tầm soát trên diện rộng" - ông nói.

TP HCM và các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nam bộ số ca mắc Covid-19 còn tăng cao - Ảnh 2.

Người dân tại một khu dân cư ở quận 1, TP HCM đchờ lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 - Ảnh: Hoàng Triều

Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng tâm thế chuẩn bị cho tình huống dịch lan rộng, kéo dài, phức tạp, chúng ta một số nơi còn lần chần. Một số nơi vẫn còn trông chờ vào Trung ương, ngại mua sắm. Vì thế, Bộ trưởng đề nghị các địa phương đánh giá rà soát lại các kịch bản đã đưa ra, chuẩn bị cho tình hình dịch phức tạp hơn.

Thay đổi chiến lược xét nghiệm

Trước bối cảnh tình hình dịch phức tap, lan rộng, số ca mắc tăng rất nhanh, Bộ Y tế đã có một số thay đổi cơ bản trong cách ly như giảm thời gian cách ly tập trung xuống còn 14 ngày; thí điểm cách ly F1 tại nhà. Việc giảm thời gian cách ly dù có rủi ro nhưng chấp nhận rủi ro ở mức thấp. Theo đó, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành có thể áp dụng theo hướng dẫn nếu đảm bảo đủ tiêu chí, chuẩn và điều kiện.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng thay đổi chiến lược về xét nghiệm tại các vùng có nguy cơ cao. Theo đó, trước đây thực hiện Realtime RT-PCR là chính, nay thực hiện test nhanh là chính. Điều này giúp giảm thời gian, tối ưu hóa xét nghiệm, trả kết quả nhanh để nhanh chóng tách được F0 ra khỏi cộng đồng.

"Điều này đã được chứng minh qua thực tiễn ở TP HCM, độ nhạy, độ đặc hiệu của test nhanh gần tương đương với xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn. "Với tốc độ lây lan nhanh của biến chủng, trong đợt dịch này, chỉ 1 người trong nhà nhiễm là hầu như các thành viên trong gia đình nhiễm"- Bộ trưởng phân tích.

Để đảm bảo tiết kiệm và đẩy tốc độ trong sử dụng test nhanh, Bộ Y tế cho phép gộp mẫu trong test nhanh ở những nơi có tỉ lệ lây nhiễm cao. Bộ Y tế cho phép các địa phương có thể gộp mẫu 3, 5 trong 1 lần test nhanh, tùy vào điều kiện, kỹ thuật lấy mẫu.

TP HCM và các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nam bộ số ca mắc Covid-19 còn tăng cao - Ảnh 3.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn kiểm tra công tác chống dịch tại TP HCM

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh đây là sự thay đổi rất căn bản, quan trọng trong xét nghiệm. Chúng ta cách ly những vùng lõi, phong toả, vùng nguy cơ rất cao; Thực hiện test nhanh 3 -5 ngày/lần, khi phát hiện ca nghi nhiễm là lấy mẫu làm ngay RT-PCR khẳng định. Mục tiêu của chiến lược này là làm sao trả kết quả xét nghiệm càng nhanh càng tốt để giảm tốc độ lây nhiễm với cộng đồng.

Hiện TP HCM và một số địa phương đang thực hiện tốt điều này. Nhưng việc khẳng định ca dương tính vẫn phải dùng RT- PCR. Bộ trưởng lưu ý với vùng nguy cơ cao không nên gộp quá nhiều mẫu test nhanh chỉ nên gộp tối đa là 5 vì nếu phát hiện dương tính vẫn phải quay lại lấy mẫu đơn để xét nghiệm, rất mất thời gian. 

Đại diện TP HCM cho biết từ 9-7 đến 15-7, sau một tuần thực hiện Chỉ thị 16, TP HCM đã ghi nhận 9.451 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng được Bộ Y tế công bố và 142 ca tử vong. Trung bình, mỗi ngày TP phát hiện 1.305 ca bệnh, đa số ca bệnh được ghi nhận trong khu cách ly, khu phong toả. Hiện nay, các cơ sở đang điều trị hơn 20.400 ca dương tính, 246 ca đang thở máy, trong đó có 7 trường hợp phải can thiệp ECMO.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương thiết lập các khu điều trị khác nhau - phân tầng điều trị: Với người không triệu chứng (điều trị tại cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 ban đầu), sau đó là bệnh nhân có triệu chứng đưa vào cơ sở y tế, lớp cuối là phòng cấp cứu tại các bệnh đa khoa tuyến tỉnh và bệnh viện dã chiến. Bộ Y tế khuyến cáo nên lập các phòng ICU ở bệnh viện dã chiến, tránh đổ dồn một chỗ, tránh lây nhiễm chéo.

Bộ trưởng Y tế cho biết Việt Nam đã chuẩn bị đủ oxy cho tình huống ca nhiễm cao hơn, tuy nhiên tất cả bệnh viện hạng 2, hạng 3 phải có phương án chuẩn bị sẵn. "Các tỉnh Binh Dương, Đồng Nai, Long An sẽ cực kỳ nóng bỏng trong thời gian tới đây nên các địa phương này phải hết sức tích cực phòng chống dịch"- ông Long lưu ý.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cũng yêu cầu các địa phương năng cao năng lực xét nghiệm. Đồng thời xây dựng kế hoạch xét nghiệm từng ngày, từng tuần thể hiện được thời gian, đối tượng, đơn vị lấy mẫu, đơn vị xét nghiệm và thời gian trả kết quả để tránh chồng chéo. 

Ông Tuyên cũng cho biết một số DN đã tự mua test nhanh về làm xét nghiệm, tuy nhiên Sở Y tế phải quản lý việc này cũng như test nhanh có được Bộ Y tế cấp phép hay không và quản lý được kết quả xét nghiệm. Cùng đó, thiết lập cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 phải tập trung, tránh dàn trải, đặc biệt Trung tâm Hồi sức tích cực phải được kết nối với Bộ Y tế để các chuyên gia hỗ trợ hội chẩn khi có bệnh nhân nặng.

Sẽ phân bổ cho TP HCM thêm 2 triệu liều vắc-xin

Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin sẽ có khoảng 170 triệu liều vắc-xin Covid-19 về Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh khan hiếm trên toàn cầu từ nay đến tháng 8-9, nên Việt Nam bố trí ưu tiên cho các tỉnh/thành có nhiều yếu tố nguy cơ, dịch bùng phát, cần phát triển kinh tế xã hội... Ông Nguyễn Thanh Long cho biết TP HCM đề xuất Bộ Y tế phân bổ thêm cho TP 1 triệu liều vắc-xin nhưng trong bối cảnh dịch hiện nay Bộ sẽ ưu tiên cho địa phương này 2 triệu liều.

Bộ trưởng yêu cầu các địa phương xây dựng ngay kế hoạch triển khai Chiến dịch tiêm vắc-xin; tổ chức tiêm theo đối tượng trong Nghị quyết 21, lựa chọn các đối tượng tùy theo quyết định của UBND tỉnh, thành phố.

TP HCM và các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nam bộ số ca mắc Covid-19 còn tăng cao - Ảnh 6.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo