Vai trò tích cực của các sản phẩm thay thế thuốc lá điếu được chính phủ các nước công nhận thế nào?
Tại Anh:
Nước này đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hút thuốc lá điếu từ 15% xuống 5% vào năm 2030 và đặt kỳ vọng vào các biện pháp mạnh mẽ và hiệu quả về mặt thực tiễn (bao gồm giải pháp giảm tác hại thông qua các sản phẩm thuốc lá không khói (TLKK) như thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng). GS. John Newton - người chịu trách nhiệm về các nỗ lực nâng cao sức khỏe tại Cơ quan Y tế Anh cho biết, TLKK đã trở thành một phần quan trọng của chiến lược GTHTL của đất nước này. Theo Bộ Y tế Anh, việc sử dụng TLKK giúp giảm tác hại hơn 95% so với việc hút thuốc lá điếu thông thường. Mặc dù điều này không tốt bằng việc cai thuốc lá hoàn toàn, nhưng vẫn tốt hơn rất nhiều so với việc để họ tiếp tục hút thuốc lá điếu.
Khu vực liên minh Châu Âu (EU):
Trước năm 2016, thuốc lá điện tử đã từng bị cấm trên gần một nửa khu vực EU. Tuy nhiên đến 2016, chỉ thị sửa đổi về các Sản phẩm Thuốc lá của Liên minh Châu Âu được thông qua đã dỡ bỏ các lệnh cấm đó. Đồng thời, chỉ thị này cũng công nhận rằng, TLKK nói chung và thuốc lá điện tử nói riêng có khác biệt lớn vì có hàm lượng các chất gây hại thấp hơn rất nhiều so với với thuốc lá điếu thông thường.
Hoa Kỳ:
Kể từ năm 2017, FDA đã công khai ủng hộ các sản phẩm thay thế thuốc lá điếu dành cho những đang và sẽ người hút thuốc. Các biện pháp nhằm làm giảm đáng kể tỷ lệ hút thuốc lá điếu cần được bổ sung vào chiến lược chống thuốc lá bằng cách cung cấp cho những người hút thuốc những sản phẩm thay thế tốt hơn, cải tiến hơn và được kiểm chứng trên nền tảng khoa học.
Giảm tác hại khói thuốc lá đốt cháy chính là bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm gánh nặng y tế cho quốc gia
Giải quyết gánh nặng bệnh tật do hút thuốc lá điếu
Theo các chuyên gia y tế, lý do quan trọng mà ngày càng có nhiều chính phủ các nước ủng hộ cho các sản phẩm không khói là cơ hội giải quyết gánh nặng bệnh tật do hút thuốc lá điếu. GS. John Newton cho biết: "Việc sử dụng TLKK ít có hại hơn đáng kể so với việc hút thuốc lá điếu. Khói của thuốc lá điếu đốt cháy chứa nhựa thuốc lá (hắc ín), carbon monoxide (chất gây ung thư điển hình liên quan đến việc hút thuốc lá điếu) và hàng nghìn chất độc hại khác, có thể dẫn đến bệnh ung thư, tim mạch và các tổn thương thần kinh. Mặc dù các sản phẩm thuốc lá không khói không hoàn toàn vô hại vì vẫn chứa một phần nhỏ các chất gây hại có trong khí hơi (aerosol), nhưng việc chuyển đổi sang sản phẩm này có thể giúp họ giảm phần lớn các chất gây hại lên cơ thể".
Ông cũng lưu ý thêm, "tất nhiên, chúng tôi cũng sẽ theo dõi nguy cơ của các sản phẩm TLKK. Nhưng đồng thời, chúng ta phải đặt việc đánh giá những nguy cơ có thể xảy ra dựa trên một hệ quy chiếu đúng đắn".
Gần đây, FDA đã công bố khả năng giảm tác hại của một loạt các sản phẩm không khói bao gồm thuốc lá ngậm, thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử. Động thái này có ý nghĩa lớn đối với chính phủ nhiều nước trên toàn cầu. Theo đó, các nước chưa có điều kiện kiểm nghiệm sản phẩm tại quốc gia của họ có thể sử dụng những kết quả tin cậy này để làm tiền đề cho việc công nhận các sản phẩm TLKK cũng như xây dựng khung quản lý phù hợp với điều kiện thực tế của nước sở tại.
Hiện các quốc gia tiên tiến như Anh, Thụy Điển, Canada, New Zealand, Nhật Bản… cũng lần lượt đưa sản phẩm vào quản lý. Tại khu vực Đông Nam Á, Philippines và Thái Lan đang trong quá trình xây dựng hành lang pháp lý để quản lý TLTHM. Tại Việt Nam tiến trình đưa các sản phẩm này vào quản lý cũng đang đón nhận sự đồng thuận của phần lớn các cơ quan bộ ngành liên quan, việc quản lý là cần thiết và Việt Nam hoàn toàn có thể tham khảo những quốc gia đi trước, có nền tảng văn hóa, xã hội, chính trị tương đồng nhằm xây dựng một mô hình quản lý phù hợp. Càng sớm có cơ chế quản lý các mặt hàng này, 17 triệu người hiện đang hút thuốc và chưa sẵn sàng cai sẽ càng sớm có những lựa chọn phù hợp hơn cho sức khỏe của họ, cũng như gánh nặng y tế do thuốc lá điếu gây ra trong cộng đồng sẽ được giảm thiểu đáng kể.
Bình luận (0)