xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Có phải ai ở vùng dịch Covid-19 về quê ăn Tết cũng phải cách ly?

D.Thu

(NLĐO) - Bộ Y tế đang soạn thảo hướng dẫn về việc đối tượng nào ở địa phương có dịch Covid-19 được di chuyển trong dịp Tết Nguyên đán cũng như đến các tỉnh thành khác.

Dịch Covid-19 đã lan ra 10 tỉnh, thành phố. Những ngày qua một số địa phương đã đưa ra các quy định cho người dân ở vùng có dịch Covid-19 về quê đón Tết, trong đó có thông tin về việc cách ly người đến từ vùng dịch đã gây hoang mang, lo lắng cho dư luận.

Trả lời báo chí về vấn đề này, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết việc này đã được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho các địa phương. Chủ tịch UBND tỉnh sẽ quyết định phạm vi khoanh vùng, phong tỏa, cũng như các trường hợp thuộc diện phải cách ly, theo dõi y tế. Do đó, việc có cách ly người từ 10 tỉnh, thành đang ghi nhận dịch Covid-19 hiện nay hay không tùy theo quyết định của lãnh đạo các địa phương.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, lãnh đạo các địa phương và người dân cần hiểu rõ thế nào là vùng dịch để có biện pháp phù hợp. Vùng có dịch là nơi được chính quyền địa phương xác định là đang bị phong tỏa nghiêm ngặt.

Người về quê ăn Tết từ các vùng dịch Covid-19 sẽ được cách ly như thế nào? - Ảnh 1.

Không phải người đi từ vùng dịch đến đều phải cách ly (Ảnh minh hoạ) - Ảnh: Ngô Nhung

Trả lời cho câu hỏi "Ai phải cách ly tập trung? Ai được về quê ăn Tết?", Thứ trưởng Tuyên cho biết theo sự chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19 và Bộ Y tế, khu vực là ổ dịch mà được UBND cấp tỉnh quyết định khoanh vùng, phong tỏa thì tất cả các đối tượng F1 đều phải được đưa đi cách ly tập trung; Các trường hợp F2 phải cách ly tại nhà và thực hiện các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, giãn cách với người khác... và tuyệt đối không được di chuyển ra khỏi nhà.

Đối với trường hợp thuộc diện F3, F4 không sinh sống hoặc đi qua các địa điểm bị phong tỏa thì có thể di chuyển đến địa phương khác khi được sự đồng ý của chính quyền địa phương nơi cư trú. Ngoài ra, họ bắt buộc phải khai báo với chính quyền ở nơi đến để được theo dõi y tế. Đồng thời phải theo dõi sức khỏe của mình, nếu có bất thường phải thông báo với cơ quan y tế.

Theo ông Đỗ Xuân Tuyên, hiện Cục Y tế Dự phòng đang soạn thảo hướng dẫn chung toàn quốc về vấn đề này. Trong đó, Bộ Y tế sẽ hướng dẫn cụ thể cho người dân về việc có được di chuyển trong dịp Tết này cũng như các biện pháp phòng hộ.

Đặc biệt, ông Tuyên lưu ý 10 tỉnh, thành có dịch Covid-19, song điều đó không có nghĩa tất cả người dân tại các địa phương này đều thuộc diện cách ly, không được phép di chuyển.

Theo đó, tại Hà Nội mặc dù có ghi nhận ca nhiễm Covid-19, có phong tỏa một số điểm ở quận Cầu Giấy, nhưng người dân ở những địa điểm khác sẽ không liên quan. "10 tỉnh, thành phố có dịch Covid-19 nhưng không phải tất cả người dân tại đây đều thuộc diện cách ly y tế"- Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định.

Người về quê ăn Tết từ các vùng dịch Covid-19 sẽ được cách ly như thế nào? - Ảnh 2.

Khu vực có vùng dịch đã được phong tỏa nghiêm ngặt, có chốt chặn, rào chắn - Ảnh: Ngô Nhung

Giải thích thêm về điều này, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cấp cao Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế), cho biết người từ vùng dịch về các địa phương, theo quy định sẽ bị cách ly y tế tập trung 21 ngày.

"Vùng có dịch được định nghĩa là khu vực được cơ quan có thẩm quyền xác định có dịch. Hiện nay, khu vực có vùng dịch đã được phong tỏa nghiêm ngặt, có chốt chặn, rào chắn cấm người qua lại"- PGS Phu nói.

Theo PGS Trần Đắc Phu, hiện điều cần làm đối với người dân từ các tỉnh có ca bệnh về (đến) là khai báo y tế và áp dụng các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang, ngồi giãn cách, thường xuyên khử khuẩn…

Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, những người được phép đi lại trong kỳ nghỉ Tết cần tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng hộ. Biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất là họ phải đeo khẩu trang khi đi lại trên các phương tiện công cộng. Sau đó là rửa tay, sát khuẩn, giữ khoảng cách an toàn. Nếu được về địa phương, người dân phải khai báo y tế để được theo dõi.

"Chúng tôi luôn quán triệt quan điểm chỉ đạo của Chính phủ và Ban chỉ đạo quốc gia là chống dịch bao giờ cũng phải nâng lên 1 cấp, không chủ quan và sẵn sàng phương án ứng phó, nên khi dịch xảy ra ở một số địa phương chúng ta đã đáp ứng nhanh"- ông Tuyên nhận định.

Theo Quyết định số 3468/QĐ-BYT ngày 7-8-2020 về việc ban hành "Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống Covid-19" mà Bộ Y tế ban hành cũng đã có hướng dẫn về giám sát và các hoạt động phòng, chống dịch theo các diễn biến tình hình dịch bệnh, để các tỉnh, thành phố, đơn vị y tế và các đơn vị liên quan căn cứ áp dụng, tổ chức triển khai theo thực tế tại địa phương, đơn vị.

Tại Hướng dẫn có định nghĩa về ổ dịch: "Ổ dịch: một nơi (thôn, xóm, đội/tổ dân phố/ấp/khóm/đơn vị...) ghi nhận từ 1 ca bệnh xác định trở lên. Ổ dịch chấm dứt hoạt động khi không ghi nhận ca bệnh xác định mắc mới trong vòng 28 ngày, kể từ ngày ca bệnh xác định gần nhất được cách ly y tế". Tùy diễn biến dịch ở trên địa bàn mà UBND tỉnh sẽ ra quyết định để phong tỏa cách ly tòa nhà, khu phố, thôn, xa hay thành phố, tỉnh... Các địa phương được coi là ổ dịch sẽ phải phong tỏa trong vòng 28 ngày. Địa phương sẽ bố trí các chốt chặn để kiểm soát người ra vào. Người dân ở đây không được ra khỏi khu vực phong tỏa, được tiếp tế lương thực thực phẩm từ bên ngoài vào..

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo