xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Coi chừng các chấn thương "ẩn mình"

Bài và ảnh: ANH THƯ

Trong bất kỳ dạng chấn thương cơ xương khớp nào, nếu bạn cảm thấy cơn đau không giảm đi mà ngày một tăng thì phải sớm tìm đến bác sĩ chuyên khoa

Bị va chạm xe máy mạnh trên đường đi "phượt" các tỉnh miền Tây, anh Ng.T.T.G (30 tuổi; ngụ quận 5, TP HCM) phải nhờ bạn khiêng đến trung tâm y tế gần đó vì đi không nổi. Tuy nhiên, trên chân anh chỉ có một vết đỏ lớn, sưng gần khu vực khoeo chân nên nhân viên y tế cũng chỉ xử lý thông thường, cấp thuốc và cho về.

Mọi chấn thương đều cần lưu ý

Anh G. định thuê khách sạn ven đường nghỉ ngơi một hôm rồi tiếp tục chuyến đi nhưng người bạn gái đi cùng nhất định đòi quay về TP HCM kiểm tra. Cô từng đọc các bài báo nói về những người phải đoạn chi vì các chấn thương tưởng không nghiêm trọng nên sợ.

Cho dù đến sáng hôm sau cơn đau vẫn thấu xương, nơi va chạm đã chuyển sang bầm, đi không nổi nhưng thực lòng, anh G. vẫn muốn tiếp tục chuyến đi. Bạn gái năn nỉ mãi, anh mới miễn cưỡng về TP HCM, vào Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy kiểm tra. Không ngờ, hành động lo xa của cô gái đã cứu anh khỏi phải đoạn chi. Anh G. bị xuất huyết nội sau cú va chạm, máu đã tràn vào khoang kín trong bắp chân. "Bác sĩ (BS) bảo nếu chậm trễ, tình trạng này có thể dẫn đến chèn ép khoang, nhiễm trùng… rất nguy hiểm" - anh kể.

Cách đây ít lâu, BV Nhi Đồng 1 (TP HCM) cũng đã cứu sống một em bé người Campuchia trong gang tấc chỉ vì… gãy chân khi trèo cây. Sau vài ngày điều trị ở địa phương, sức khỏe bé xấu dần đi, chân bị phù nề, cha mẹ bé đã đưa con sang Việt Nam, vào BV Nhi Đồng 1. Kết quả kiểm tra cho thấy bé bị suy thận cấp rất nặng, bắt đầu có dấu hiệu suy đa cơ quan. Các BS Việt Nam đã phải lọc máu đến 5 lần, chạy thận nhân tạo và dùng nhiều loại thuốc để cứu bé. Sau khi sự việc được báo chí đăng tải, trên nhiều diễn đàn, các bậc phụ huynh tỏ ra lo ngại: "Vì sao gãy chân lại gây suy thận". Lý giải vấn đề trên, các BS cho biết cháu bé này bị chèn ép khoang ở chân sau tai nạn, dòng máu nuôi vùng cơ thể này bị ngăn chặn dẫn đến tình trạng hủy cơ, từ đó sinh ra chất độc tác động lên các bộ phận cơ thể như gan, thận, hệ tuần hoàn, hô hấp… Nếu không kịp điều trị, bé có thể tử vong.

"Do không được lưu ý đúng mức, vài trường hợp bệnh nhân bị chấn thương cẳng chân tương đối nhẹ, thậm chí chỉ bong gân và không gãy xương, nhưng sau đó lại phải cắt cụt chi vì chân bị hoại tử nhiễm trùng. Nghiên cứu cho thấy đa số là do bị hội chứng chèn ép khoang, một biến chứng cũng thường gặp của chấn thương và gãy xương cẳng chân" - BS Đinh Văn Thủy, Khoa Phẫu thuật chỉnh hình, BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM, cho biết.

Coi chừng các chấn thương ẩn mình - Ảnh 1.

Khám bệnh tại Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM

Bệnh nhân ở xa đừng trì hoãn

BS Đỗ Trọng Ánh, Giám đốc BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM, giải thích: Một số vùng trong cơ thể chúng ta có những khoang rỗng. Ví dụ ở bắp chân có rất nhiều khoang nông sâu, lớn nhỏ khác nhau. Vách các khoang này là gân dày, có độ giãn nở rất kém. Trong một số trường hợp chấn thương, sự sưng phù, chảy máu, tụ dịch… làm cho áp lực trong các khoang rỗng này tăng lên, trong khi vách dày không thể giãn nở thêm, dẫn đến hiện tượng chèn ép, hạn chế đường lưu thông của máu. Từ đó, máu không tưới được một số vùng cơ thể bên dưới, gây ra hoại tử.

Thông thường, nếu bệnh nhân vẫn đang điều trị chấn thương ở BV, hội chứng này có thể được phát hiện sớm. Tuy nhiên, một số ít trường hợp, tổn thương biểu hiện bên ngoài có vẻ không nghiêm trọng nên bị xem nhẹ, bệnh nhân ở nơi xa cơ sở y tế có tâm lý cố chờ xem có bớt không… thì sẽ rất nguy hiểm vì không được can thiệp kịp thời.

BS Ánh lưu ý những biểu hiện của hội chứng này: bệnh nhân rất đau, cử động nhẹ cũng đau, cơn đau không giảm dần mà ngày càng tăng, sờ vào vùng chân, tay thấy cứng như gỗ… Khi đó, cần thông báo ngay với nhân viên y tế nếu bạn đã ở trong BV; nếu chưa nhập viện thì hãy đến các BV chuyên khoa hay BV đa khoa có khoa chấn thương chỉnh hình. 

Đau "chịu không nổi": Phải đi khám

Theo các BS chuyên khoa, không chỉ trong hội chứng chèn ép khoang mà trong bất kỳ dạng chấn thương cơ xương khớp nào, nếu bạn cảm thấy cơn đau không giảm đi mà ngày một tăng lên thì nhất thiết phải tìm đến BS chuyên khoa để kiểm tra. Những chấn thương nhẹ như đau cơ trong tập thể thao, bầm… do va chạm thường có thể tự khỏi sau 3-5 ngày, với cảm giác đau ngày một giảm dần. Đau tăng lên có thể nghĩ đến chấn thương đó có biến chứng hoặc có những vấn đề không thể tự hồi phục, cần phải được can thiệp y khoa. Bên cạnh đó, nếu chấn thương trông có vẻ không nghiêm trọng mà đau đến mức "thấu xương", "không chịu nổi", đi đứng không được… thì cũng phải đi khám.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo