xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đang uống PrEP có cần sử dụng bao cao su?

D.Thu

(NLĐO) - PrEP là một chiến lược mới, là “lá chắn” hiệu quả góp phần hạn chế sự lây lan của HIV qua đường tình dục đến 97%. Vậy ai là người cần dùng PrEP?

PrEP là thuốc uống điều trị dự phòng trước phơi nhiễm cho người có hành vi nguy cơ cao nhưng chưa bị nhiễm HIV và có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Thuốc PrEP là một chiến lược mới, là “lá chắn” góp phần hạn chế sự lây lan của HIV qua đường tình dục, thậm chí còn được coi là "vũ khí nóng" ngăn ngừa HIV.

Các nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chứng minh sử dụng PrEP đúng cách làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV đến 97% qua đường tình dục và 75% đối với nhóm tiêm chích ma túy. Vậy PrEP có phải vắc-xin phòng lây nhiễm HIV không?

Đang uống PrEP có cần sử dụng bao cao su? - Ảnh 1.

WHO khuyến cáo sử dụng PrEP trong dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm có nguy cơ cao. Ảnh: VAAC

Theo bác sĩ Đoàn Thị Thùy Linh, Phó trưởng phòng Điều trị HIV/AIDS, Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, PrEP không phải là vắc-xin. PrEP là sự kết hợp của 2 loại thuốc kháng virus để dự phòng lây nhiễm HIV. PrEP cần phải được sử dụng một lần mỗi ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ, khi dừng, thuốc sẽ hết tác dụng bảo vệ. Trong khi vắc-xin giúp hệ miễn dịch sinh ra kháng thể của cơ thể để chống lại một nhiễm trùng nào đó trong thời gian dài.

Dù vậy với những hiệu quả nói trên, lâu nay PrEP được ví như "vắc-xin" dự phòng hiệu quả trước phơi nhiễm HIV. Đây được coi là một trong những giải pháp tối ưu góp phần hạn chế HIV lây lan hiện nay, tiến tới kết thúc đại dịch AIDS.

Từ năm 2015, WHO đã khuyến cáo sử dụng PrEP (như là một phần của chiến lược dự phòng HIV toàn diện bao gồm cả việc sử dụng bao cao su) ở những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Phương pháp này tuy không thay thế được vắc-xin HIV hay những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV khác nhưng nó là cách đơn giản làm giảm 2/3 nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM) qua các thử nghiệm lâm sàng và các can thiệp thực tế trên thế giới.

Ai là người cần dùng PrEP?

PrEP được chứng minh rất hiệu quả với ba nhóm đối tượng sau: Nhóm MSM; người chuyển giới nữ (TGW); phụ nữ bán dâm; người sử dụng ma túy; các cặp dị nhiễm, tức có 1 người nhiễm và một người không nhiễm HIV trong đó người nhiễm HIV chưa điều trị bằng thuốc ARV hoặc điều trị ARV chưa đủ 6 tháng, hoặc đã điều trị ARV trên 6 tháng nhưng vì lý do nào đó mà tải lượng HIV không đạt được dưới ngưỡng 200 bản sao/ml.

Thuốc PrEP được uống thuốc đều đặn 1 viên mỗi ngày vào 1 thời điểm nhất định. Bác sĩ khuyến cáo dùng các biện pháp hỗ trợ như hẹn giờ, ứng dụng điện thoại nhắc nhở… để khỏi quên. Nếu lỡ quên hãy uống ngay khi nhớ ra (không uống quá 2 viên trong 24 giờ);

PrEP an toàn với hầu hết người sử dụng, bao gồm cả phụ nữ mang thai và cho con bú. Chỉ có một số ít người (khoảng 10%) gặp tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu…, nhưng các tác dụng phụ thường nhẹ và chấm dứt sau một đến hai tuần.

Các chuyên gia cũng lưu ý một người dùng PrEP vẫn cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, với lý do PrEP làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV nhưng vẫn có một tỉ lệ nhỏ có khả năng lây nhiễm HIV nếu không sử dụng bao cao su.

PrEP không dự phòng được các nhiễm trùng lây qua đường tình dục như: Lậu, giang mai, sùi mào gà, viêm gan B, C…; không có tác dụng tránh thai, do vậy vẫn cần sử dụng bao cao su thường xuyên, đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo