Nhóm nghiên cứu đến từ trường Đại học Plymouth - cho biết việc đánh, mắng ở những năm đầu đời sẽ khiến trẻ bị căng thẳng, dẫn đến thay đổi về mặt sinh lý, kết quả là trẻ sẽ dễ mắc bệnh hơn khi lớn lên.
Nhiều cuộc nghiên cứu khác cũng đưa ra kết luận rằng những chấn thương nghiêm trọng thuở thơ ấu như bạo hành thể xác hay tinh thần có thể sẽ dẫn đến nguy cơ cao về các bệnh mãn tính khi lớn lên.
Nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn 250 người trưởng thành ở Arabia Saudi về tuổi thơ của họ, sau đó so sánh câu hỏi với 150 người trưởng thành mắc bệnh tim, 150 người mắc bệnh ung thư và 150 người mắc bệnh hen suyễn.
Giáo sư Michael Hyland của Đại học Tâm lý học - người đứng đầu cuộc nghiên cứu cho biết: “Những căng thẳng đầu đời như chấn thương và lạm dụng sẽ tạo nên những thay đổi lâu dài khiến chúng ta dễ dàng mắc bệnh hơn khi lớn lên. Nhưng cuộc nghiên cứu này còn chứng minh rằng những hình phạt bình thường trong xã hội hiện nay cũng đủ gây căng thẳng và ảnh hưởng lâu dài đến trẻ em, tương tự như việc chấn thương và lạm dụng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đem đến một cái nhìn mới, đó là những hình phạt bình thường cũng góp phần gây căng thẳng cho trẻ em, đồng thời ảnh hưởng xấu đến cá nhân nói riêng và xã hội nói chung”.
Tại Thụy điển, các hình phạt với trẻ em đã bị cấm từ năm 1976. 30 quốc gia khác cũng đã nghiêm cấm hành vi này. Ở một số nước như Anh Quốc, hình phạt với trẻ em chỉ bị cấm ở trường học. Các quốc gia còn lại, trong đó có Mỹ, không hề nghiêm cấm hành vi này.
Bình luận (0)